Không phải gia đình nào cũng có không gian nấu nướng thoải mái và rộng rãi. Đặc biệt là trong các căn hộ chung cư, thường bị giới hạn về diện tích.
Các nhà thiết kế nội thất trên thế giới đã thiết kế ra những loại bếp có thể chứa được những thiết bị cần thiết của nhà bếp, nhưng lại chiếm không gian rất nhỏ gọn. Ngay cả với 1m2, bạn cũng có 1 căn bếp với đầy đủ các chức năng.
Bếp mô đun nhỏ
Bếp mô đun nhỏ này được thiết kế bởi nhà thiết kế Đức, có tên là Laass và Norman Ebelt. Chỉ chiếm một mét vuông diện tích khi đóng cửa, bếp module nhỏ còn có thể đóng vai trò như là một bàn ăn. Ngoài ra nó vẫn bao gồm đầy đủ các chức năng khác như mặt bếp cảm ứng, một tủ lạnh, lò nướng và không gian lưu trữ cho các đồ dùng nhà bếp và bộ đồ ăn khác nhau.
Trụ bếp tròn
Bếp tròn lý tưởng cho không gian nhỏ. Nó chiếm 1,8 mét vuông diện tích và bao gồm tất cả các tính năng, đặc điểm của nhà bếp thông thường. Nhà bếp quay tròn 180 độ và tích hợp mọi thiết bị từ bồn rửa nhà bếp cho tới chỗ đựng chén bát, lò vi sóng và máy rửa chén.
Bếp Carre
Bếp Carre được thiết kế bởi Robert Schierjott và Ulrich Kohl. Nhà bếp này cho phép tuỳ chỉnh một không gian ẩm thực thep nhu cầu của khách hàng. Nó chiếm diện tích 1 mét vuông với hai mô-đun có thể chuyển đổi từ một khối lập phương nhỏ gọn thành một khu vực nấu ăn rộng rãi theo sáu hình dạng khác nhau. Nhà bếp bao gồm bồn rửa nhà bếp, một quầy bar để chuẩn bị đồ ăn và không gian lưu trữ.
Bếp 360 độ
Nhà bếp 360 độ được thiết kế bởi Farziska Winter, Katrin Sillmann và Ulrike Sandner. Nó là mẫu nhà bếp di động linh hoạt với các khu vực khác nhau dành cho việc ăn uống, nấu nướng và dọn dẹp. Bếp có kệ lưu trữ có thể xoay 360 độ.
Bếp Steward & Justin Case
Stewart & Justin Case là bếp di động kết hợp tất cả các yếu tố thiết yếu của nhà bếp vào trong một thiết kế nhỏ gọn nhất, được tạo ra bởi Maria Lobisch và Andreas Näther. Bếp có khả năng tạo thành nhiều hình thù khác nhau, được trang bị bồn rửa, máy sấy, hệ thống giá đỡ, và bàn ăn cho bốn người.
Bếp Kleine Kuche
Kleine Kuche được thiết kế bởi Christopher Meyer và Vicky Muller. Nó tích hợp tất cả các yếu tố cần thiết của một không gian ẩm thực. Thực phẩm, bát, và chậu có thể dễ dàng giấu trong các tấm silicon bên cạnh bếp. Nó cũng có thể được biến đổi thành một bàn ăn.
Bếp thông minh Come Together
Come Together là kiểu nhà bếp đóng mở, được thiết kế bởi Albrecht Seeger và Martin Klinke. Nó có mọi thứ cần thiết cho việc nấu ăn và được sử dụng tối đa cho 3 người.
Grandma's Revenge
Grandma's Revenge là một thiết kế của Klaus Michel, bao gồm một nhà bếp và một phòng ăn, tất cả trong chỉ có 4 mét vuông. Phòng ăn gồm có 1 bàn ăn, 2 chiếc ghế và đèn chiếu sáng, rất gọn nhẹ và đơn giản.
Rubika
Rubika được thiết kế bởi Lodovico Bernardi. Bếp Rubika có thể đáp ứng tất cả nhu cầu của người sử dụng và đồng thời chiếm một không gian tối thiểu.
Tháp bếp đa năng
Phòng bếp chật chội sẽ không còn là vấn đề nếu bạn biết cách cách sắp xếp không gian sao cho hợp lý và khoa học hoặc sử dụng nội thất đa năng. Nếu sở hữu tháp bếp đa năng được thiết kế bởi Massimo Facchinetti, bếp dù hẹp đến đâu vẫn đảm bảo đủ chức năng mà vô cùng thoáng gọn.
Mỗi đốt của tháp bếp đều có thể xoay được, mỗi nấc xoay lại ứng với nhiều công năng khác nhau. Tháp bếp này tích hợp tất cả các thiết bị và tính năng cần sử dụng trong nhà bếp bao gồm tủ lạnh, bếp nấu tổng hợp, bồn rửa, máy rửa bát, lò vi sóng. Ngoài ra nó còn có cả bồn cây mini để trồng các loại cây gia vị cùng rất nhiều không gian lưu trữ ở phần thân dưới.
Không chỉ sở hữu thiết kế đẹp, tháp bếp này còn rất tiết kiệm nước. Nước từ bồn rửa được lọc và sau đó tái sử dụng trong máy rửa bát. Sau đó, nó được lọc một lần nữa và được sử dụng để tưới những chậu cây mini trên cửa bếp.
Cooky.vn