Hiện nay nhiều người vẫn mang thắc mắc rằng gạo mốc có ăn được không? Có vài người lại tiếc và vẫn cố sử dụng mà không hề biết gạo mốc rất nguy hiểm cho sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến gan, dạ dày, thậm chí dẫn đến ung thư. Do đó bạn cần chú ý tuyệt đối không bao giờ được ăn gạo mốc!
Thực trạng về gạo mốc được người dân vẫn còn sử dụng
Vì thời tiết của Việt Nam cũng như thói quen tích trữ thực phẩm của người dân, nhưng lại không đúng cách khiến các loại hạt như đậu phộng, bắp và đặc biệt là gạo, rất dễ bị nấm mốc. Một số gia đình do tiếc mà vẫn cố sử dụng, hay cho gia cầm ăn gạo đã lên mốc. Mà không hề biết gạo bị nấm bị mốc rất nguy hiểm, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới gan, dạ dày.
Vậy mà nhiều người dân vẫn không nghĩ đến nguyên nhân mình bị ung thư vì ăn gạo mốc lâu nay. Người ta vẫn nghĩ đơn thuần rằng gạo mốc thì đem đi phơi nắng là vi khuẩn chết hết, không còn khả năng sinh sôi nữa, hoặc đem vo gạo mốc cho thật sạch và cho rằng gạo “hết mốc”. Tuy nhiên chính những ý nghĩ chủ quan thế này mà người dân mắc phải ung thư lúc nào chẳng hay.
Không chỉ trên người mà còn ngay cả động vật cũng có thể mắc bệnh nếu ăn phải gạo mốc. Việc bạn tiếc nuối gạo mốc cho động vật có thể khiến chúng bị chứng xơ gan hay teo gan đặc trưng.
Thông tin về gạo mốc mà bạn cần phải ghi nhớ
Gạo mốc hay bất kì thực phẩm như đậu phộng/bắp có hiện tượng nấm mốc thường là nơi sản sinh nấm Aspergilus có độc tố Aflatoxin. Độc tố Aflatoxin có thể gây nên hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân, đặc biệt là gây suy gan, thậm chí là ung thư gan nếu sử dụng trong thời gian dài.
Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay
Rất nhiều loại nấm mốc có tính độc, thuộc các chủng Penicillium khác nhau và chúng tạo nên màu gạo nâu, vàng, xanh… Chúng không thể bị phân hủy ở nhiệt độ thường, và đặc biệt chỉ suy giảm khi nấu trên 30 phút ở nhiệt độ 120 độ C. Bạn cần phải lưu ý, nó chỉ suy giảm chứ không phải bị tiêu diệt hoàn toàn nhé!
Cách nhận biết gạo mốc
Gạo mốc thường có hiện tượng đổi từ màu trắng sang ngà ngà, vàng đục sau thời gian lâu sẽ bám màu xanh, nâu.. của nấm mốc rất rõ. Gạo ngon thông thường có màu trắng đẹp mắt, nếu có loại hơi đục đục là có thể gạo đó chưa được cà sạch sẽ. Bên cạnh đó bạn có thể ngửi được mùi gạo mốc tức thì, hơi hôi và khó chịu.
Hơn nữa, bạn cũng nên chọn loại gạo an toàn như gạo phải được đóng trong bao bì kín, có đầy đủ thông tin của loại gạo, địa chỉ sản xuất cũng như hạn sử dụng, đặc biệt sản phẩm phải được các cơ quản có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
Cách bảo quản gạo khỏi nấm mốc
Do điều kiện ẩm ướt của Việt Nam cùng việc gạo rất dễ hút ẩm nên bạn bảo quản gạo trong túi kín, tránh hiện tượng nấm mốc hay mối mọt xuất hiện. Và bạn cũng có thể bảo quản gạo trong các thùng đựng gạo có kích thước tương đương, đặc biệt nên tránh sử dụng thùng sơn, thùng từng chứa hóa chất để chứa gạo. Để thùng cao ráo, cách đất, kín không bị nước ngấm vào.
Bên cạnh đó, Cooky muốn giới thiệu đến bạn công thức làm Sữa gạo tinh khiết, sữa gạo có tác dụng đẹp da và giữ dáng đấy! Quan trọng hơn hết bạn phải sử dụng gạo sạch trong công thức nước uống ngon lành bổ dưỡng này nhé!
Nguyên liệu làm Sữa gạo tinh khiết
- 100g Gạo tẻ
- 1 miếng Thanh quế
- 3 viên Đường phèn
Hướng dẫn làm Sữa gạo tinh khiết
- Gạo và quế cho vào chảo rang thơm, khi hạt gạo chuyển sang màu trắng đục là được.
- Gạo rang cho ra âu ngâm cùng với nước và đường phèn. Bạn có thể ngâm 4 tiếng hay qua đêm.
-Cho tất cả hỗn hợp trên vào máy sinh tố xay nhuyễn là hoàn tất. Cho sữa gạo ra chai, đặt vào tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng cho lạnh là có thể dùng rồi nhé!
Xem thêm công thức và cách làm chi tiết Sữa gạo tinh khiết
Vì vậy, vì sức khỏe của bạn cũng như gia đình Cooky khuyến cáo bạn tránh tuyệt đối việc sử dụng gạo mốc để chế biến, đừng vì tiếc của mà ăn gạo mốc!
Xem thêm: