Mắm tôm là nguyên liệu rất quan trọng của nhiều món ăn như: bún đậu mắm tôm, bún giả cầy, bún riêu… Nhưng mùi mắm tôm khiến nhiều người ái ngại khi thưởng thức. Dưới đây là bí quyết giảm mùi mắm nồng của mắm tôm mà mẹ nào cũng nên biết nhé!
Lọc mắm tôm trước khi nấu
Với những món như thịt cầy, giả cầy, hay bún riêu, bún đậu, bánh đúc… thì mắm tôm là thứ gia vị không thể thiếu, tạo nên hương vị riêng cho các món ăn. Nếu bạn ướp mắm tôm cùng với các gia vị khác, khi nấu mùi mắm tôm sẽ rất nồng.
Hãy để khi món ăn sôi, múc lấy một ít nước thật nóng và hòa tan mắm tôm, sau đó lấy nước trong trên bề mặt để nấu, món ăn sẽ vẫn có mùi mắm tôm, nhưng không quá nồng. Mặt khác, lọc mắm tôm như vậy sẽ loại bỏ được sạn và các chất cặn.
Chưng mắm tôm trước khi ăn
Một cách nữa cũng khử mùi hôi của mắm tôm rất hữu hiệu, đó là chưng mắm tôm trước khi ăn, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, vừa giảm bớt mùi nồng. Vì khi ăn mắm tôm sống, rất nhiều người bị mắc bệnh dịch tả, chưng mắm lên sẽ diệt hết vi khuẩn gây bệnh, món ăn lại thơm ngon, đặc biệt phù hợp trong mùa đông khi bạn chấm bún đậu với mắm tôm chưng nóng hổi.
Sử dụng rượu trắng
Rượu trắng không những làm giảm mùi hôi cho thịt bò mà còn có tác dụng làm giảm mùi nồng cho mắm tôm. Cho thêm chút rượu trắng vào mắm tôm, khuấy đều nhanh tay, bạn sẽ thấy nổi bọt nhanh và nhẹ mùi hơn.
Sử dụng giầu ăn nóng già
Cách này sau khi chế biến xong sẽ không còn mùi mắm tôm đâu đấy. Bạn cho đầy đủ gia vị vào bát mắm, vắt chanh vào đánh bông lên sau đó cho 2 muỗng dầu ăn nóng già vào đánh tiếp. Vậy là có thể thoải mái thưởng thức món mắm tôm mà không sợ mùi nồng của nó nữa nhé.
Các mẹ nội trợ còn chần chừ gì nữa mà không áp dụng các cách ở trên. Nếu mẹ nào có thêm cách nào bổ ích hơn thì nhớ chia sẻ về cho chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Cách làm gà chiên với mắm tôm, món mới lạ cho buổi tiệc
- Làm bún đậu mắm tôm chuẩn gia truyền của chú Út trong Gạo nếp gạo tẻ
- Mắm tôm chua, hương vị khó quên của xứ Huế ăn hoài không ngán