Từ lâu nhãn đã là trái cây mùa hè phổ biến ở nước ta, thường dùng để ăn tươi hoặc nấu chè, làm kem nhãn, sấy khô... rất được ưa chuộng. Không chỉ có vậy, trái nhãn còn rất tốt cho sức khoẻ nhờ vào những bài thuốc Đông y giúp bổ gan, bổ thận và trị nhiều bệnh khác nhau mà chúng ta chưa biết đến.
Long nhãn là vị thuốc có vị ngọt, tính ấm, bình, không độc, giúp trừ vi trùng lao, bổ ích tâm tỳ, làm tăng trí nhớ, tăng tuổi thọ cho người già, cao tuổi, mạnh chí, thông minh; dùng lâu thì nhẹ mình, trẻ lâu.
Long nhãn được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh... và rất nhiều bệnh khác.
Công dụng và những dinh dưỡng từ trái nhãn
Nhãn chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức khoẻ
Trong nhãn có chứa 180g vitamin C, cung cấp 93% lượng chất này cho cơ thể đàn ông và 100% cho cơ thể phụ nữ. Những người có ché độ ăn giàu vitamin C từ trái nhãn sẽ ít có khả năng mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim và một số bệnh ung thư khác.
>> Mua ngay: Nhãn xuồng loại 1 tại Cooky Market
Đồng thời, vitamin C trong nhãn còn có khả năng chống cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Trái nhãn giúp tăng cường chức năng xương khớp
Theo một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ở tuổi mãn kinh thường có nồng độ các khoáng chất như đồng, canxi, kẽm,... thấp nên rất dễ bị loãng xương khi về già. Do đó, người lớn nên tiêu thụ 900mg khoáng chất mỗi ngày mà trong nhãn tươi cung cấp 19% và nhãn khô có tới 807mg các khoáng chất cần thiết nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, nên tăng cường ăn nhãn để xương khớp được chắc khoẻ.
Nhãn rất giàu chất sắt cần thiết cho những người bị thiếu sắt
Với người ăn chay hoặc ăn kiêng sẽ dễ bị thiếu sắt hơn những người ăn thịt do lượng sắt trong thức ăn từ thực vậy khó hấp thụ hơn ở động vật. Cả vận động viên và thiếu niên cũng cần nhiều sắt. Mà ăn nhãn có thể giúp tăng chất sắt hiệu quả, với 100g nhãn khô có 5mg tương đương 62% nhu cầu sắt hàng ngày.
Ăn nhãn giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt
Trong 100g nhãn tươi cung cấp 0,14mg riboflavin - một loại vitamin quan trọng nằm trong nhóm vitamin cần thiết cho mắt và ngăn ngừa chứng rối loạn về mắt. 100g nhãn khô cung cấp 0,5mg riboflavin giúp ngăn ngừ bệnh đục thuỷ tinh thể.
Trái nhãn giúp làm giảm căng thẳng và ngăn ngừa chứng trầm cảm
Nhãn có tác dụng kích thích lá lách và tim mạch hoạt động hiệu quả, làm dịu hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng và mệt mỏi. Bên cạnh đó chúng còn giúp điều trị chứng suy nhược thần kinh, chứng mất ngủ và trầm cảm nặng.
Những bài thuốc chữa bệnh từ nhãn
1. Chống lạnh, tăng cường thể lực
Sắc 15g thịt nhãn với 10g nhân sâm cùng 1 chén rưỡi nước và sắc đến khi còn 8 phần. Sau đó dùng để uống.
2. Bổ gan, bổ thận, giúp mạnh gân cốt
Ngâm rượu với 40g thịt nhãn, 75g ngưu tất, 25g đào nhân và 2 chai rượu đế. Ngâm khoảng 30 ngày là có thể dùng. Mỗi ngày uống 30ml vào buổi sáng và tối.
>> Xem công thức và cách làm chi tiết: Cách làm Trà Nhãn
3. Gan thận hư, đau lưng, ù tai
Dùng 300g thịt nhãn, 300g lát sơn trà (là loại được trụng qua nước sôi, cắt lát phơi khô), 40g táo ta, 50g đường nâu, 2 chai rượu nếp vào ngâm rượu. Để khoảng 15 ngày là có thể dùng. Uống 30 - 50 ml vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Những người bị nóng gan, nhiệt trong người, cao huyết áp không nên uống.
4. Trị hoa mắt chóng mặt
Nấu 25g thịt nhãn, 15g hoài sơn, 15g ngũ vị tử, 15g táo chua, 10g đương quy cùng với nước. Dùng 1 lần vào mỗi sáng và tối.
5. Cơ thể suy yếu, thiếu máu, ăn không ngon, tim đập nhanh
- Nguyên liệu: 300g thịt nhãn, 30g hoài sơn, 1 con ba ba (500g).
- Cách dùng: làm sạch ba ba, cho lượng nước vừa đủ và hấp chín nhừ với nhãn cùng hoài sơn. Mỗi ngày ăn 1 lần.
6. Chữa chứng đau nửa đầu do thiếu máu
Nấu 40g thịt nhãn, 1 quả trứng gà, đường trắng vừa đủ dùng thành canh. Uống mỗi ngày.
>> Xem công thức và cách làm chi tiết: Chè nếp nhãn xuồng
7. Trị ghẻ lở ngoài da, nấm da đầu
Nghiền hạt nhãn thành dạng sệt, bôi lên vết thương.
8. Chữa ra mồ hôi trộm
- Cách 1: nấu chín 25g thịt nhãn cùng 40g lúa mì, 10 quả táo ta. Ăn hàng ngày.
- Cách 2: sắc 50g thịt nhãn, 50g nho khô với nước. Dùng để uống. Vị thuốc này còn giúp dưỡng huyết, an thần, ngăn tiết mồ hôi.
>> Xem công thức và cách làm chi tiết: Chè hạt sen long nhãn
9. Chữa chứng khí huyết hư, sa dạ dày
Hầm 15g thịt nhãn, 15g đường trắng với nước. Ăn liên tục trong 10 ngày.
10. Chán ăn, tỳ hư, tiêu chảy
Sắc 20g thịt nhãn, 10g bạch truật (dùng rễ khô), 250g thịt gà với lượng nước vừa đủ. Uống vào mỗi buổi sáng và tối.
11. Phụ nữ thể trạng yếu sau khi sinh
Cho 50g thịt nhãn, 10g đương quy, 250g thịt gà cùng lượng nước vừa đủ, hầm đến khi chín nhừ. Ăn hàng ngày đến khi thể trạng khoẻ lại bình thường.
>> Xem công thức và cách làm chi tiết: Pudding nhãn sữa dừa
Một số lưu ý khi dùng nhãn
- Những người bị đờm, âm trện nên cẩn thận khi ăn nhãn.
- Người bị táo bón, âm hư không nên ăn nhãn.
- Thai phụ, người bị nhiệt, cảm lạnh, tiêu hoá không tốt nên cẩn thận trong khi dùng.
Có thể thấy nhãn vừa có tác dụng bổ thận, an thần, ngừa chứng loãng xương vừa kết hợp với nguyên liệu khác thành các bài thuốc chữa bệnh cực kì hiệu quả đó. Nhanh tay lưu lại để dùng khi cần nha.
>> Xem thêm:
Tổng hợp các loại trái cây bán chạy trên Cooky Market