
Dưa muối cho ngày Tết cổ truyền

Tổng hợp cách làm các món dưa góp, món ăn kèm chua ngọt chống ngán ngày Tết

Cách Làm Dưa Giá Giòn, Giữ Được Lâu Cho Ngày Tết
Các món dưa muối - món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Dưa muối giòn ngon, có vị chua chua, ngọt ngọt, thích hợp chống ngán dầu mỡ và ăn kèm bánh chưng hay chả giò đều ngon tuyệt vời.
Sự kết hợp này đã được người xưa đúc kết cả trong câu đối "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh", là những thứ luôn đi kèm với nhau, cùng “góp mặt” trong những ngày Tết. Đó là những món dưa muối giản dị, giòn ngon nhưng không thể thiếu trong dịp tết của cả 3 miền.
Dưa kiệu
các loại dưa muối
Cách làm dưa kiệu đơn giản, thường được trộn tôm khô, ăn kèm với bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết, góp mặt trong món gỏi hay thêm màu sắc và hương vị cho nước chấm. Tuy chỉ là món phụ trên bàn tiệc nhưng với vị chua chua, ngọt ngọt, dưa kiệu giúp kích thích vị giác, tăng sự hấp dẫn cho món chính.
Dưa leo muối
món dưa muối ngày Tết
Dưa leo muối có vị giòn, chua chua, thơm mùi tỏi, ngũ vị hương và các gia vị. Đây cũng là một trong những món dưa muối có trong thực đơn ngày Tết.
Dưa hành
các loại dưa muối ngon
Để muối hành tím có độ chua chua, giòn giòn và không bị hăng cũng cần biết cách đấy nhé chị em. Ngày Tết ăn dưa hành kèm với bánh chưng, thịt gà là nhất.
Dưa góp
>> Xem thêm: Thịt kho tàu nên mua thịt gì
Vị chua chua, giòn giòn của món dưa góp sẽ khiến mâm cỗ ngày Tết đỡ ngán, rất dễ ăn. Dưa góp là một trong những món ăn kèm quá quen thuộc đối với mọi người dân Việt Nam từ bắc chí nam mà cực kì dễ làm.
Dưa món
Bữa cơm ngày Tết thường có nhiều thịt, giò, chả, xôi, bánh chưng... phần lớn là các món ăn đều gây ngán. Chính vì thế, dưa món là thứ ăn kèm "cứu cánh" cho bữa cơm nhiều đạm. Nó giúp bữa cơm ngày Tết của người miền Trung vừa ngon hơn, hấp dẫn hơn mà vẫn luôn lưu giữ được nét cổ truyền trong mâm cỗ.
cách làm dưa chua ngày Tết
Dưa món của người miền Trung khá giống với dưa góp của người Bắc nhưng khi ăn, người miền Trung sẽ vớt hành, su hào, cà rốt rồi trộn cùng với tương ớt, bột ngọt hoặc trộn cùng với tỏi, bột tiêu, đường. Chỉ một chút khác lạ trong cách pha trộn nguyên liệu cũng làm nên nét độc đáo trong món ăn giản dị này.
Dưa giá đỗ
cách làm dưa chua ngày Tết
Dưa giá là một món ăn kèm không thể thiếu trong các bữa cơm ngày Tết của người Miền Nam. Vị chua dịu của dưa giá giúp kích thích vị giác và nhờ đó mà trung hòa bớt vị mặn của các món kho, lại cung cấp nhiều chất xơ nữa đó.
Dưa bao tử
các loại dưa muối
Dưa bao tử hay còn gọi là dưa leo, dưa chuột. Chỉ với vài bước, nguyên liệu đơn giản từ dưa leo, bạn đã có một món ăn cho ngày Tết rồi đấy. Vị giòn giòn, chua chua khi ăn sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú.
Dưa cải thảo
Ngoài dưa kiệu hay dưa món ăn trong dịp Tết, còn có món dưa rất dễ làm và cũng rất ngon, đó là cải thảo muối kiểu kim chi.
>> Xem thêm: Cách làm kim chi cải thảo
Cách làm dưa cải thảo này đơn giản hơn làm kim chi rất nhiều, nhưng thành quả thì hấp dẫn không kém. Có thể ăn kèm dưa cải thảo với thịt kho hột vịt, các món cơm chiên hoặc các món nướng như bạch tuộc nướng, sườn nướng muối ớt… đều rất ngon.
Mâm cơm ngày Tết với các món ăn cầu kỳ nhiều đạm và nhiều dầu mỡ sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngán và không còn ngon miệng nữa. Đó là lý do vì sao trong bữa ăn ngày Tết thường phải có các món dưa muối hay món gỏi.
Có thể bạn quan tâm:
Bên cạnh những món chính như thịt kho tàu, canh khổ qua,...chắc chắc không thể thiếu các món dưa góp ăn kèm chua ngọt để chống ngán như dưa cải chua, dưa chua của cải, dưa bao tử ngâm chua, rau muống ngâm chua ngọt, dưa hành, dưa kiệu, kim chi cải thảo...Cùng học ngay cách làm những món dưa góp chua ngọt chống ngán cho ngày Tết ngay nhé!
1. Dưa góp cà rốt củ cải trắng
Đây là món dưa góp đơn giản nhất và đã xuất hiện từ rất lâu trong mâm cơm hằng ngày của gia đình Việt. Chỉ với 2 nguyên liệu chính mộc mạc là cà rốt và củ cải trắng thôi, bạn sẽ làm nên một món dưa góp chua chua giản dị đậm chất Việt Nam.
Xem và lưu lại: Cách làm dưa góp củ cải chua ngọt cho ngày Tết
Chỉ cần nấu sôi muối, đường, giấm và nước mắm. Nhấn cà rốt và củ cải thái sợi vừa vào ngâm. Sau 3 ngày, bạn sẽ có ngay một món dưa góp củ cải.
2. Dưa bao tử ngâm muối chua
Những trái dưa leo còn nhỏ, chưa có hột đem ngâm muối chua ăn kèm cùng thịt kho tàu ngày Tết thì còn gì bằng phải không nào?
Xem và lưu lại: Hướng dẫm ngâm dưa bao tử muối chống ngán
Đun muối và đường kèm theo thái ớt và tỏi. Ngâm cùng với dưa bao tử trong 5 ngày, vừa y bạn đã có ngay những hủ dưa ngâm đúng chuẩn Tết đấy!
3. Rau muống ngâm chua ngọt
Bên cạnh nhiều móm dưa góp, nhưng rau muống ngâm chua ngọt lại có một sức thu hút với nhiều người. Những cọng rau muống giòn rồm rộp chua chua ngọt ngọt rất thích hợp ăn kèm cùng các món đầu mỡ.
Xem và lưu lại: Công thức làm rau muống ngâm chua chống ngán ngày Tết
Nấu hòa quyện dương, muối và giấm, nước. Ngâm rau muống cùng ớt, tỏi. Khoảng 1 ngày sau là bạn đã có một mẻ rau muống ngâm giòn đậm đà rồi.
4. Dưa leo ngâm chua hương thì là
Cũng là một món dưa góp ngon từ dưa lèo nhưng lại kết hợp cùng mùi thơm của thì là, một mùi hương thường được người dân miền Bắc rất yêu thích. Dưa leo được ngâm giòn giòn, chua chua, hương thì là thì thoang thoảng sẽ làm giảm mùi ngấy của dầu mỡ rất hiệu quả.
Xem và lưu lại: Chi tiết cách làm dưa leo ngâm chua hương thì là hấp dẫn
Món dưa này chỉ cần ngâm khoảng 8 tiếng và bảo quản lạnh dùng được trong từ 2 đến 3 tuần.
5. Dưa cải muối chua
Đây là món vô cùng quen thuộc, tuy đơn giản giản chỉ từ dưa cải nhưng món ăn này có rất nhiều công dụng đấy nhé. Ngoài ăn kèm cùng các món kho mặn, người ta thường trộn dưa chua và gái đỗ để làm một món ăn kèm. Hoặc dùng làm những món kho om từ cá, từ thịt heo không dùng hết...
Xem và lưu lại: Hướng dẫn chi tiết cách ngâm dưa cải chua để dành dùng dần
Một mẻ dưa cải muối có thời gian ngâm từ 4 đến 5 ngày là có thể ra lò nhé!
6. Hành tìm ngâm chua ngọt
Hành tím ngâm chua ngọt với cách làm đơn giản nhưng hương vị lại thơm ngon khó quên, ai đã ăn được 1 lần là đảm bảo sẽ ghiền và muốn ăn nữa. Hành tím ngâm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt thường được ăn kèm với các món có nhiều vị béo để chống ngấy.
Xem và lưu lại: Chi tiết cách làm dưa hành ngâm chua
Hành tím ngâm ra có màu rất đẹp mắt, thời gian ngâm từ 3 ngày đến 1 tuần tùy theo sở thích từng gia đình.
7. Kim chi cải thảo
Kim chi là một món muối chua dùng để ăn kèm rất phổ biến hiện nay xuất thân từ Hàn Quốc. Hiện nay, kim chi rất phổ biến tại Việt Nam và sẽ rất mới lạ nếu biến kim chi thành một món ăn kèm chua, chống ngán trong ngày Tết và còn giúp ích cho bao tử chúng ta nữa.
Xem và lưu lại: Hướng dẫn làm kim chi cải thảo đúng chuẩn Hàn Quốc
8. Kim chi hẹ
Từ món kim chi cải thảo, biến tấu một chút với hẹ, chúng ta lại có thêm một món kim chi vô cùng hấp dẫn. Hẹ với mùi thơm đặc trưng và vị hơi hăng, ướp kèm ớt, tỏi và gừng sẽ làm dậy nên hương vị của bữa ăn mà lại chống ngán nữa.
Xem và lưu lại: Công thức làm kim chi hẹ ăn kèm giúp tăng hương vị bữa ăn
Kim chi làm xong được bảo quản trong tủ lạnh dùng trong khoảng 2 tuần, ăn kèm với món nào cũng vô cùng ngon.
9. Kim chi dưa leo
Một món ăn nữa lấy cảm hứng từ kim chi Hàn Quốc chính là kim chi dưa leo. Đây là món vô cùng thích hợp cho những ai yêu vị ngọt tự nhiên và độ giòn của dưa leo.
Xem và lưu lại: Chi tiết cách làm món kim chi dưa leo
Kim chi dưa leo giòn giòn với vị chua cay mặn ngọt hài hòa giúp giảm bớt cảm giác nhanh ngán của các món ăn nhiều chất đạm hoặc ăn với cơm nóng rất bắt cơm. Không như các loại kim chi khác, kim chi dưa leo có thể ăn ngay sau khi làm.
Bạn đã chọn được món ưng ý cho mình chưa? Hãy cùng nhau cho một mùa Tết đặc biệt sắp đến nhé! Chúc các bạn thành công!
Dưa giá - một loại dưa món ăn kèm thịt kho tàu để chống ngán không thể thiếu trong ngày Tết. Để làm dưa giá giòn ngon không hề khó. Do đó, thay vì phải mua dưa giá ở tiệm (hay ở chợ, siêu thị) thì bạn có thể tự học cách làm dưa giá giòn ngon, để được lâu tại nhà, ăn kèm bánh tét, thịt luộc hay thịt kho sẽ rất tuyệt đấy. Nhanh tay lưu lại và thực hiện ngay nha vì Tết sắp đến rồi đó.
Mẹo chọn nguyên liệu làm dưa giá được ngon, chất lượng
- Cách chọn giá đỗ tươi: Để làm dưa giá ngon thì bạn nên chọn những cọng giá có chiều dài khoảng từ 5 đến 6cm. Giá đỗ sạch thường chỉ dài bằng 1/2 giá đỗ đã được ngâm hóa chất. Đồng thời, chỉ nên chọn giá đỗ có rễ dài, ốm và nhiều. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn giá đỗ không quá mập, kích thước không đều nhau. Không nên chọn những cọng giá mập mạp, to bự vì đó là giá đỗ đã được ngâm hóa chất. Với giá đỗ ngon sẽ có màu sắc ngà ngà, trắng nhạt hoặc trắng sữa, bạn nên chọn những loại này.
cách làm dưa giá
- Cách chọn cà rốt: nên chọn củ cà rốt còn cứng, màu sáng đẹp, thẳng và trơn láng sẽ làm dưa giá chất lượng hơn. Nếu mua cà rốt còn cuống lá thì chọn những củ có cuốn còn tươi. Chọn cà rốt nhỏ vừa sẽ ngon hơn củ lớn, vì cà rốt lớn thường cò nhiều xơ, ăn không ngon.
làm dưa giá
- Cách chọn hẹ: khi mua hẹ, bạn chọn các bó có lá tươi, không bị héo, dập, bẻ thử thấy lá giòn là còn non không bị già nhiều xơ sẽ làm dưa giá không ngon.
cách làm dưa giá ngon
- Cách chọn củ kiệu: chọn những củ kiệu nhỏ vừa phải, không nên chọn củ kiệu quá to. Chọn củ không bị trầy xước, giập nát, có màu trắng đều, còn tươi.
cách làm dưa giá củ kiệu
- Với giấm để làm dưa giá, bạn nên dùng giấm nuôi thay giấm gạo nha. Vì như vậy sẽ làm tăng độ ngon hơn, đồng thời sau một thời gian nước dưa giá không bị đục và vẫn trong.
Ngoài những nguyên liệu chủ yếu trên, bạn có thể cho thêm cải chua và mít non vào nha.
Để làm được món dưa giá hấp dẫn, giòn giòn cần những nguyên liệu sau
- 300g Giá đỗ
- 1 củ Cà rốt
- 50g Hẹ
- 1/3 muỗng Muối
- 1 muỗng Đường trắng
- 1 muỗng Giấm
- 2 trái Ớt
- 1 cù Tỏi
Cách làm Dưa giá
- Bước 1: Nhặt bỏ rễ và vỏ đậu gái đỗ còn xót lại rồi đem rửa sạch. Bào vỏ cà rốt, rửa sạch với nước rồi đem thái sợi nhỏ vừa ăn. Bạn không nên cắt nhỏ cà rốt rồi mới đem rửa vì như vậy sẽ làm thất thoát các chất dinh dưỡng khiến cà rốt không còn giòn ngon. Cắt gốc hẹ, nhặt bỏ lá héo úa, rồi mang đi rửa sạch. Tất cả nguyên liệu đều để cho ráo nước.
cách muối dưa giá
- Bước 2: Bóc vỏ tỏi, thái sợi nhỏ. Bỏ cuống ớt, thái chỉ. Cắt hẹ thành từng khúc dài khoảng 2cm.
cách làm dưa giá hẹ
- Bước 3: Chuẩn bị một tô vừa, pha vào ba muỗng canh đường, hai muỗng nhỏ muối, một muỗng giấm và bốn muỗng canh nước lọc, khuấy đều để đường tan. Khi nếm thấy có vị chua chua ngọt ngọt là được nha.
- Bước 4: Cách trộn dưa giá: Cho cà rốt, hẹ, giá vào một thau lớn và trộn đều với nhau. Sau đó, cho hỗn hợp giá, hẹ và cà rốt vào hũ thủy tinh sạch. Rưới từ từ hỗn hợp nước giấm pha vào.
cách làm dưa giá
- Bước 5: Dùng tay nhận dưa giá xuống và để nước giấm ngập qua. Nếu hỗn hợp nước giấm chưa đủ để ngập mặt giá, bạn có thể pha thêm ít nước lọc vào. Đậy kín nắp, để nơi thoáng mát, khoảng 1 ngày là có thể dùng được.
>> Xem thêm: Cách làm Dưa món giòn ngon
Xem và lưu lại cách làm chi tiết Dưa giá
Khi đã làm xong hũ dưa giá, bạn có thể dùng ăn kèm với thịt kho tàu, chả lụa, giò thủ, thịt nguội hoặc ăn không đều được để chống ngán.
Cách bảo quản dưa giá được lâu
- Dưa giá sau khi đã để một ngày, bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
- Dưa giá sau khi ăn còn dư không nên cho lại vào hũ vì sẽ gây mốc và hư cả hũ dưa giá.
- Nếu để giá ở ngoài thì đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Chúc bạn thành công với cách làm dưa giá ngon ngày Tết!
Có thể bạn quan tâm: