Thường ngày chúng ta hay nấu đậu xanh chung với nhiều loại thực phẩm khác nhau tạo thành các món mặn (cháo đậu xanh, canh đậu xanh củ sen,…) hoặc món ngọt (chè đậu xanh, đậu xanh đánh,…). Nhưng trên thực tế chúng ta không biết nên kết hợp đậu xanh với những thực phẩm nào để mang đến cho người thân trong gia đình một sức khỏe tốt. Cùng Cooky tìm hiểu xem nên nấu đậu xanh cùng những loại thực phẩm nào nha.
Năng lượng và chất dinh dưỡng đến từ đậu xanh
Thành phần dinh dưỡng cao trong đậu xanh bao gồm hạt chứa 14% nước, protid 23.4%, 2.4% lipid, glucid 53.10%, cellulose 4.7%. tinh bột, chất béo, chất xơ. Ngoài ra, đậu xanh còn chứa rất nhiều vitamin E, B6, B1, B2, B3, vitamin C, vitamin K, acdia folic và các khoáng chất như Ca, Mg, K, Na, Fe,… cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.
Bên cạnh đó, đậu xanh còn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này qua đường tiêu hóa sẽ lấy đi những chất béo thừa, cholesterol và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi kịp hấp thụ.
Theo Đông Y, đậu xanh có tính hàn, vị ngọt, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt,… Thường xuyên ăn đậu xanh sẽ giúp làm sáng mắt, chữa lở loét, ung nhọt, say nắng. Đậu xanh còn giúp hạ huyết áp nhờ Kali và Natri. Đồng thời, thành phần làm hạ huyết mỡ giúp chống xơ cứng động mạch và còn giúp bảo vệ gan hiệu quả.
Không chỉ bên trong đậu xanh mà cả phần vỏ cũng có chứ nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Nên kết hợp đậu xanh với những thực phẩm sau đây
1. Củ sen
Tinh bột hay carbohydrate giúp trong củ sen có tác dụng tăng cường sinh lực, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Kết hợp đậu xanh cùng củ sen sẽ tốt cho dạ dày và lá lách. Có tác dụng làm ấm bụng, giúp ăn ngon, bồi bổ cơ thể, làm giảm huyết áp.
Những người mắc bệnh gan mật, bệnh cao huyết áp rất thích hợp ăn những món được kết hợp từ củ sen và đậu xanh.
Nấu chè đậu xanh củ sen không chỉ giải nhiệt, làm mát mà còn cực tốt cho sức khỏe nữa.
>> Xem thêm: Cách làm Chè đậu xanh củ sen
2. Bí đỏ
Các vitamin A, vitamin C, chất có chứa trong bí đỏ giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, giúp cải thiện làn da, giảm nguy cơ đột quỵ, giảm cân và rất tốt cho sức khỏe đại tràng. Đậu xanh kết hợp với bí đỏ làm giảm lượng đường huyết, giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Cháo đậu xanh bí đỏ sẽ là món ăn vừa bổ dưỡng vừa giảm cân hiệu quả đó.
>> Xem thêm: Cách làm Cháo đậu xanh bí đỏ
3. Gạo tẻ và Đường phèn
Gạo tẻ chứa protein, các chất đường (glucose, fructose, lactose, sucrose), vitamin B1, B2, vitamin E và nhiều khoáng chất cung cấp năng lượng và có lợi cho cơ thể. Đồng thời, đường phèn cũng chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe, làm giảm ho, chữa viêm họng, làm sạch miệng. Dùng đậu xanh cùng gạo tẻ hoặc đường phèn giúp thanh nhiệt, ra mồi hôi, tiêu phù, giải khát, chữa tiêu chảy hiệu quả.
>> Xem thêm: Cách làm Cháo gà đậu xanh
Cùng Cooky thực hiện món Chè đậu xanh mì nui mới lạ, bổ dưỡng cho gia đình mình nhé!
>> Xem thêm: Cách làm Chè đậu xanh mì nui
4. Cây bồ công anh
Bồ công anh thường được dùng làm món salad và chứa nhiều protein hơn cả rau bina. Lá và gốc bồ công anh giàu canxi, magie, sắt, kali, các vitamin B1, E, K, C, A… hỗ trợ điều trị các bệnh về da, tốt cho xương, phòng chống ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa và chức năng gan,…
Dùng bồ công anh kết hợp cùng đậu xanh làm thành món ăn hỗ trợ trị liệu cho bệnh nhân mắc bệnh viêm tiết niệu, tiểu tiện khó,…
5. Hạt tiêu
Hạt tiêu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, chống cảm lạnh, ngăn ngừa ung thư vú, hiệu quả trong giảm trầm cảm, hỗ trợ tiêu hóa,…
Đậu xanh dùng với hạt tiêu giúp tăng cường thể chất, chức năng của các cơ quan trong cơ thể, tăng sức đề kháng và làm ấm cơ thể. Ngoài ra, có thể dùng hai loại này làm thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng tiêu chảy do nhiễm lạnh.
6. Nha đam
Chè đậu xanh nha đam đường phèn là món chè giải nhiệt trong những ngày oi bức. Vị chè đậu xanh bùi bùi, kết hợp nha đam và phổ tai giòn sần sật, nước chè ngọt thanh, ăn nóng hoặc ăn lạnh đều ngon.
>>Xem thêm: Cách làm Chè đậu xanh nha đam đường phèn
Thực phẩm không nên kết hợp cùng đậu xanh
Khoai tây
Nếu dùng khoai tây với đậu xanh sẽ dẫn đến tiêu chảy nặng, mất nước làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, không nên kết hợp hai thứ này với nhau.
Mẹo chế biến đậu xanh các mẹ nên biết
Cách chế biến đậu xanh tốt nhất là nấu cho đậu xanh vừa chín tới.
Trước khi nấu, ngâm đậu xanh trong nước khoảng 20 phút, vớt bỏ những vỏ và hạt đậu nổi trên mặt nước (đó là những hạt đậu hư) rồi đem nấu 15 phút, hạt đậu xanh sẽ chín và nở đều.
Tuy nhiên, lưu ý không nên nấu đậu quá nhừ tránh làm mất các axit và những vi sinh vật có lợi trong đậu xanh. Và đặc biệt không nên nấu đậu xanh bằng nồi gang vì sẽ dẫn đến quá trình oxi hóa làm đậu bị đen.
Những lưu ý khi dùng đậu xanh
Đậu xanh thích hợp cho những trường hợp sau đây:
- Hợp với người có thân nhiệt cao, cơ thể ứ trệ, máu lưu thông không đều.
- Người dễ bị lở loét da.
- Người làm việc ở môi trường nhiệt độ cao, độc hại hoặc tiếp xúc với các hóa chất.
- Người say nắng.
Không nên dùng đậu xanh cho những trường hợp:
- Người hay bị lạnh tay, chân, tiêu hóa kém, ăn không ngon miệng hoặc dễ bị ho khi trời trở lạnh.
- Người có tỳ vị suy nhược.
- Người bị suy nhược cơ thể.
- Người bị nhiễm lạnh.
Vậy nên để sức khỏe của mọi người trong gia đình được tốt hơn, bạn nên chú ý kết hợp đậu xanh với củ sen hay bí đỏ,… để tạo nên những món ăn dinh dưỡng. Bên cạnh đó cũng đừng quên thực phẩm không được nấu cùng đậu xanh và những lưu ý xung quanh việc dùng đậu xanh nha.