• Công thức nấu ăn
  • Địa điểm
  • Sản phẩm
      • Thực đơn
      • Giảm cân
      • Món chay
      • Ăn vặt
      • Bánh - bánh ngọt
      • Bánh ngọt
      • Món nhậu
      • Chữa bệnh
      • Ăn kiêng
      • Món ăn sáng
      • Món khai vị
      • Nguyên liệu
      • Gà
      • Cá
      • Heo
      • Cua
      • Bò
      • Tôm
      • Ẩm thực
      • Việt Nam
      • Nga
      • Brazil
      • Trung Quốc
      • Singapore
      • Hàn Quốc
      • Thái Lan
      • Malaysia
      • Pháp
      • Ấn độ
      • Mexico
      • Indonesia
      • Mùa dịp lễ
      • Trung thu
      • Halloween
      • Lễ tình nhân
      • Sinh nhật
      • Giáng sinh
      • Tết
      • Ngày của mẹ
      • Cơm gia đình
      • Lễ cưới hỏi
      • Ngày ăn chay
      • Ngày thường
    Công thức
  • Blog
  • Videos
  • Blog
  • Cẩm nang nấu nướng
Tác giả Xu Xu
Cẩm nang nấu nướng

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

Xu

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông như vết đứt, rách da, xây xước, vết đâm và vết bỏng tại nhà!

Vết thương nông là vết đứt nhẹ, vết xây xát và vết đâm chỉ ảnh hưởng đến hai lớp ngoài cùng của da – lớp biểu bì và lớp hạ bì. Vì vậy bạn có thể sơ cứu và chăm sóc tại nhà mà không cần ngày nào cũng đi bác sĩ nhé!

Chăm sóc các vết đứt

Rửa tay

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

Các vết thương hở là cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, do đó điều cần thiết là rửa tay sạch trước khi chăm sóc vết đứt. Rửa bằng nước ấm và xà phòng, đồng thời lau khô tay sau khi rửa xong.

  • Nếu vết đứt nghiêm trọng và chảy nhiều máu, bạn hãy bỏ qua bước rửa tay và ngay lập tức ép lên vết thương. Tìm sự chăm sóc y tế sau khi đã cầm máu.
  • Nếu không có sẵn nước, bạn có thể dùng khăn ướt hoặc nước rửa tay chứa cồn để rửa tay hoặc dùng găng tay y tế.

Rửa bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và các mảnh vụn khỏi vết thương và vùng da xung quanh

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

Có thể bạn cần nhẹ nhàng chà lên da để loại bỏ mọi mảnh vụn.

  • Cẩn thận thấm khô vết thương sau khi rửa xong.
  • Bạn cũng có thể rửa vết thương bằng dung dịch muối vô trùng nếu có sẵn.

Cầm máu bằng cách dùng khăn hoặc mảnh vải sạch ép trực tiếp lên vết thương

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

Tiếp tục ép cho đến khi máu ngừng hoặc gần như ngừng chảy. Máu không thể hoàn toàn ngừng chảy là điều bình thường.

  • Nếu có thể, bạn hãy nâng vùng chảy máu lên mức cao hơn tim, ví dụ như ngồi trên ghế và đặt chân bị thương cao lên để giảm lưu thông máu đến vùng bị thương.
  • Làm mát phần da bị thương bằng vải sạch nhúng nước lạnh hoặc túi đá bọc trong khăn nếu cần (xem phần “Lời khuyên”). Nhiệt độ thấp sẽ giúp máu lưu thông đến vùng bị thương chậm lại và bớt chảy máu từ vết thương.

Thoa một lớp mỏng thuốc mỡ sát trùng lên vùng da bị thương

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

Các vết thương hở là cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bạn hãy giảm rủi ro nhiễm trùng bằng cách bôi thuốc mỡ sát trùng (như Neosporin) vào vùng da xung quanh vết đứt.[4]

  • Chỉ bôi một lớp thuốc mỏng và sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên nhãn.
  • Không dùng thuốc mỡ sát trùng cho các vết thương sâu và xâm nhập vào các mạch máu mà không tham khảo bác sĩ trước.

Băng vết thương

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

  • Cố gắng băng vết thương sao cho các mép vết đứt sát vào nhau để giúp làm liền vết thương.
  • Dùng băng không dính, gạc vô trùng hoặc băng thun dạng ống để cố định miếng gạc.

Thay băng mỗi ngày vài lần, đặc biệt khi băng bị ướt hoặc bẩn

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

Cẩn thận kẻo làm rách vết thương khi tháo băng. Nếu vết thương bắt đầu chảy máu, bạn cần ép chặt cho đến khi máu ngừng chảy.

  • Bôi lại thuốc mỡ sát trùng (nếu cần) khi thay băng mới.
  • Giữ ẩm và băng vết thương cho đến khi da có đủ thời gian lành lại.
  • Tháo băng cho vết thương tiếp xúc với không khí nếu vết thương đã liền da và không dễ bị rách.

Chăm sóc vết bỏng nhẹ

Ngắt nguồn gây bỏng để không bị thương tích thêm

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

Tuy nhiên các mô vẫn tiếp tục bị tổn hại ngay cả khi không còn tiếp xúc với nguồn gây bỏng (như lửa hoặc ánh nắng mặt trời). Do đó, điều cần làm đầu tiên là giảm tổn thương thêm trước khi rửa sạch vùng da bỏng.

  • Để phần da bị bỏng dưới dòng nước mát trong khoảng 15-20 phút.
  • Nếu vết bỏng ở trên mặt, bàn tay, khớp hoặc trên vùng da rộng, bạn cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Dùng nước ấm để rửa các hóa chất nhẹ hoặc hóa chất tiếp xúc với mắt.
  • Việc gọi cho bác sĩ là rất quan trọng khi mắt hoặc miệng tiếp xúc với hóa chất, vì điều này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.
  • Trong trường hợp bỏng hóa chất, bạn cần trung hòa hóa chất gây bỏng. Nếu không biết chắc chắn, bạn hãy tìm sự trợ giúp y tế.
  • Nếu không có nguồn nước gần đó, bạn hãy chườm gạc mát (như túi đá bọc trong khăn) lên vùng da bỏng.

Thoa lotion lên vết bỏng

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

  • Dùng lotion, gel lô hội hoặc kem hydrocortisone liều thấp để bảo vệ da và giúp chữa lành vết thương.
  • Nhớ phải thấm khô da trước khi thoa lotion nếu cần thiết.
  • Thoa lại lotion nhiều lần để đảm bảo giữ ẩm cho vùng da tổn thương.

Uống thuốc giảm đau không kê toa nếu đau ở vết bỏng

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

  • Các vết thương do bỏng có thể rất đau đớn, do đó bạn cần uống thuốc giảm đau không kê toa (như acetaminophen hoặc ibuprofen).
  • Sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn trên nhãn và không dùng quá liều lượng. Tìm sự chăm sóc y tế trong trường hợp đau dữ dội hoặc đau liên tục không ngớt.

Cố gắng giữ nguyên các vết phồng rộp

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

  • Các vết bỏng thường gây phồng rộp (các túi chứa đầy dịch dưới da).
  • Nếu vết phồng rộp bị vỡ, bạn cần dùng nước rửa sạch, bôi thuốc mỡ sát trùng và dùng băng không dính băng lại.

Quan sát các dấu hiệu nhiễm trùng

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

  • Nếu có hiện tượng tấy đỏ, đau, sưng hoặc chảy dịch, bạn hãy bôi thuốc mỡ sát trùng và dùng gạc sạch đắp lên để bảo vệ vết thương trong thời gian chữa lành.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu vết thương tiến triển xấu, có vẻ không đỡ, trông như bị nhiễm trùng và không cải thiện nhanh chóng khi được chăm sóc tại nhà, hoặc khi các vết phồng rộp trở nên nặng hơn hay da bị biến màu.

Chăm sóc vết thương do bị đâm

Rửa tay trước khi chăm sóc vết thương

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

  • Dùng nước ấm và xà phòng để rửa ít nhất 30 giây để đảm bảo thật sạch.
  • Lau khô tay trước khi chạm vào vết thương để giảm rủi ro nhiễm trùng.

Rửa vùng bị thương bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và các mảnh vụn

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

  • Nếu quá trình rửa không thể loại bỏ hết các mảnh vụn, bạn có thể dùng nhíp đã khử trùng bằng cồn để gắp các mảnh nhỏ ra. Vật đâm vào da cũng cần được lấy ra nếu vẫn còn trên vết thương.
  • Tìm sự chăm sóc y tế nếu vật gây ra vết thương vẫn còn trong da và không thể lấy ra hoàn toàn, hoặc bạn không thể lấy ra mà không gây thêm tổn thương.

Dùng vải sạch ép lên vết thương để cầm máu

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

  • Nếu vết thương chảy máu, bạn cần ép lên vết thương để cầm máu. Có thể dùng khăn sạch hoặc túi đá bọc trong khăn nếu sẵn có.
  • Tùy vào loại và kích thước của vết đâm, vết thương có thể không hề chảy máu.

Bôi một lớp mỏng thuốc mỡ sát trùng lên vùng da bị thương

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

Chỉ dùng biện pháp này cho vết thương nông. Không bôi bất cứ loại thuốc nào và tìm sự chăm sóc y tế nếu vết thương rộng, hở và ảnh hưởng đến các mô sâu dưới da.

Băng vết thương bằng gạc sạch hoặc băng y tế

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

  • Điều này sẽ giúp giữ sạch vết thương, giảm nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác.
  • Thay băng mỗi ngày vài lần và mỗi khi băng bị ướt hoặc bẩn.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có nên tiêm phòng uốn ván trong vòng 48 giờ không. Việc tiêm phòng uốn ván thường được khuyến cáo nếu trong vòng 5 năm trở lại bạn chưa được tiêm phòng. Thậm chí chỉ một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Quan sát vết thương để tìm dấu hiệu nhiễm trùng (tấy đỏ, đau, chảy mủ hoặc sưng)

Nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế nếu vết thương không lành hoặc có hiện tượng đau nhiều, ấm nóng, tấy đỏ và/hoặc chảy dịch.

Chăm sóc da bị rách

Rửa tay thật kỹ

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

  • Dùng nước ấm và xà phòng rửa tay để rửa sạch bụi đất. Tránh dùng tay bẩn chạm vào vết thương vì có thể dẫn đến nhiễm trùng.
  • Nếu không có sẵn nước sạch, bạn hãy lau tay bằng khăn ướt hoặc dùng găng tay.

Rửa vết thương để làm trôi bụi bẩn

Học cách sơ cứu và chăm sóc vết thương nông

Cẩn thận đừng để đứt lìa những mẩu da đã bị bong ra (nếu mẩu da vẫn còn dính). Nhẹ nhàng thấm khô vết thương sau khi rửa.

Băng vết thương

  • Nếu mẩu da bong ra vẫn còn dính, bạn hãy đặt nó về chỗ cũ để che vết thương trước khi băng. Nó sẽ giúp làm lành vết thương.
  • Hoặc bạn cũng có thể dùng gạc không dính và băng thun dạng ống để cố định miếng gạc.
  • Thay băng mỗi ngày vài lần, nhất là khi băng bị ướt hoặc bẩn. Cẩn thận tháo băng cũ, nhẹ nhàng rửa vết thương nếu cần và băng lại băng mới.

Những vết thương nông bạn không cần phải hoảng loảng lên mà đưa ngay tới bác sĩ. Chỉ cần bình tĩnh và làm theo cách cách ở trên là có thể đảm bảo sức khỏe của bạn không xấu hơn đâu nhé!

St

Số câu trả lời đúng /

4 cách sơ cứu bé bị hóc nghẹn mẹ phải biết

4 cách sơ cứu bé bị hóc nghẹn mẹ phải biết

Hầu như bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đã từng trải qua cảm giác thót tim khi con nuốt phải dị vật, bị hóc, nghẹn ở cổ họng. Cách xử lý tình huống khi đó chỉ có thể được thực hiện trong vài phút ngăn ngủi nhưng nếu không biết làm hoặc làm không đúng cách, cha mẹ có thể đẩy con vào tình trạng nguy hiểm tính mạng.
5 bước sơ cứu trẻ bị sốt cao co giật tại nhà

5 bước sơ cứu trẻ bị sốt cao co giật tại nhà

Sốt cao, co giật là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Tip sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm bạn cần nên biết

Tip sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm bạn cần nên biết

Ghi nhớ và thuộc làu tip sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn không bị bối rối khi gặp phải những tình huống ngộ độc thực phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Có thể giúp nạn nhân chóng chữa khỏi và hạn chế nguy hiểm đối với tính mạng.

Cùng chuyên mục

''Mở Khóa'' Bí Quyết Vàng Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Cho Bữa Ăn Bé Yêu

''Mở Khóa'' Bí Quyết Vàng Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Cho Bữa Ăn Bé Yêu

7336 lượt xem
Bí quyết làm mọc viên trắng, dai ngon hơn cả hàng quán

Bí quyết làm mọc viên trắng, dai ngon hơn cả hàng quán

86038 lượt xem
Bí quyết phi tỏi vàng ươm, giòn ngon, không lo bị đắng

Bí quyết phi tỏi vàng ươm, giòn ngon, không lo bị đắng

19491 lượt xem
Cách Sơ Chế Măng Tây Ngon Và Xanh, Chế Biến Món Gì Cũng Hấp Dẫn

Cách Sơ Chế Măng Tây Ngon Và Xanh, Chế Biến Món Gì Cũng Hấp Dẫn

8107 lượt xem

Xem nhiều

Địa điểm bán chocolate trắng nguyên chất tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội

Địa điểm bán chocolate trắng nguyên chất tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội

14823 lượt xem 5 Đã lưu
Học lỏm mẹ Nhật nấu ăn dặm cho con

Học lỏm mẹ Nhật nấu ăn dặm cho con

5420 lượt xem 0 Đã lưu
Mách Bạn Cách Làm Bánh Đa Mè Kiểu Nhật Bằng Lò Nướng Cực Đơn Giản

Mách Bạn Cách Làm Bánh Đa Mè Kiểu Nhật Bằng Lò Nướng Cực Đơn Giản

15870 lượt xem 2 Đã lưu
6 loại thực phẩm là thần dược cho người bệnh Lòi dom

6 loại thực phẩm là thần dược cho người bệnh Lòi dom

7643 lượt xem 0 Đã lưu
Gợi ý xem thêm
Chia sẻ
5851
lượt xem
Thu gọn
Zalo
Báo lỗi
Đăng nhập Đăng ký
  • Đăng nhập với Facebook
  • Đăng nhập với Google
HOẶC
Đăng nhập với tài khoản Email
Lưu đăng nhập
  • Đăng ký tài khoản
  • |
  • Quên mật khẩu
Không kích hoạt được tài khoản? gửi phản hồi tại đây
  • Đăng nhập với Facebook
  • Đăng nhập với Google
HOẶC Đăng ký với tài khoản Email
Nhập mã bảo mật để xác thực tài khoản
Gửi lại mã trong 10s ...
Đã gửi lại mã thành công.
Bạn chưa nhận được mã ? Gửi lại mã.
Mã kích hoạt sẽ được gửi qua email đăng ký
Chúc mừng bạn đã kích hoạt thành công
Bấm vào nút bên dưới để hoàn tất
  • Đăng nhập
Không kích hoạt được tài khoản? gửi phản hồi tại đây
Chào mừng bạn đến với Cooky.vn
Nếu bạn là đầu bếp đừng bỏ qua tùy chọn này. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những nội dung và sự kiện phù hợp hơn
Hoàn tất những tùy chọn dưới đây để Cooky tối ưu những thông tin dành riêng cho bạn.
Bạn thích món ăn theo khẩu vị như thế nào? Bạn sẽ được gợi ý món ăn phù hợp với khẩu vị của mình
Tối ưu lựa chọn công thức
Chúng tôi gợi ý cho bạn những danh mục công thức bên dưới. Hãy chọn tối đa 5 danh mục mà bạn quan tâm nhất.
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Ăn sáng
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Ăn vặt
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Món khai vị
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Món chay
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Món chính
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Nhanh và dễ
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Làm bánh
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Healthy
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Thức uống
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Salad
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Nước chấm
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Pasta - Spaghetti
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Gà
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Snacks
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Bún - Mì - Phở
Cooky - Công thức nấu ăn ngon Lẩu
Hoàn tất tùy chọn
Đưa đến trang tùy chỉnh riêng của tôi.
Đừng quên theo dõi ít nhất 3 thành viên đang hot trên cộng đồng Cooky.vn nhé
Trang của tôi Đi đến trang của tôi
{{item.DisplayName}} {{item.TotalRecipes}} Công thức {{item.TotalFollowers}} Quan tâm
Xem thêm {{users.length}}/{{total}}
Hãy là người đầu tiên yêu thích
Xem chi tiết
{{currentPhoto.caption()}}
{{selectedUser.DisplayName}}
{{selectedUser.DisplayName}} {{"@" + selectedUser.UserName}}
{{selectedUser.TotalRecipes}} Công thức
{{selectedUser.TotalFollowers}} Quan tâm
Quan tâm Đã quan tâm
Bạn Facebook
Đang tải ...
Mời bạn bè
Quên mật khẩu
Nhập email để tiếp tục
Quên mật khẩu
Nhập mã bảo mật tiếp tục đổi mật khẩu
Không nhận được mã ?
Mã kích hoạt đã được gửi qua email đăng ký
Xác nhận đổi mật khẩu
Mật khẩu mới
Nhập lại mật khẩu mới
Đổi mật khẩu thành công
Bạn đã đổi mật khẩu thành công
Hoàn tất đăng nhập với Facebook
Đang tải ...
Bỏ qua