Nếu bạn là người yêu thích hương vị truyền thống nhưng lại đang trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường thì hãy tham khảo 4 công thức làm bánh Trung thu dưới đây.
Điều tiên quyết là bạn cần phải giảm lượng đường trong bánh hoặc thay thế đường bằng một lượng mật ong vừa đủ, để làm bánh hơi ngọt và dễ ăn hơn. Người bị tiểu đường thì phải kiêng đồ ngọt nhưng thực tế nếu sử dụng mật ong đúng cách, sẽ hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh.
Bánh trung thu từ khoai lang tím
Bánh trung thu từ khoai lang tím đẹp mắt lắm, ăn ngọt nhẹ mà còn bùi bùi vị khoai lang, lại thêm sự mềm mịn của đậu xanh nữa, có phải rất hấp dẫn không? Khoai lang tím có chứa ít chất béo, kiểm soát tốt lượng đường máu và cung cấp nhiều vitamin rất thích hợp cho những người mắc bệnh tiểu đường, nên các mẹ yên tâm làm bánh trung thu khoai lang tím cho người thân mình nhé!
Công thức Bánh trung thu từ khoai lang tím
- 400g Khoai lang tím
- 100g Đậu xanh không vỏ
- 150g Bột nếp rang
- 100g Đường trắng
- 30ml Dầu ăn
Xem thêm công thức và cách làm chi tiết Bánh trung thu từ khoai lang tím
Bánh trung thu vị trà xanh
Bánh trung thu vị trà xanh sẽ là gợi ý tuyệt vời nhất dành cho những người mắc bệnh tiểu đường mà thèm bánh trung thu nè. Bởi trà xanh có chất chống oxy hóa, có tác dụng kiểm soát biến chứng của bệnh tiểu đường. Vậy là cũng không cần phải ra tiệm mua mà bạn vẫn có thể tự tay làm bánh trung thu vị trà xanh, loại bánh rất phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường đó!
Công thức Bánh trung thu vị trà xanh
- 150g Bột mì
- 10g Bột matcha
- 90ml Nước đường
- 250g Đậu xanh không vỏ
- 30ml Sữa tươi không đường
- 2 muỗng canh Dầu ăn
Bánh trung thu vị trà xanh thơm ngon, hấp dẫn đã ra lò.
Xem thêm công thức và cách làm chi tiết Bánh trung thu vị trà xanh
Bánh trung thu rau câu đậu nành
Bánh trung thu rau câu cũng là một biến tấu khá hay trong mùa Trung thu này đó nha, bạn có thể tự tay làm món bánh này, chỉ cần biến tấu chút xíu thôi thì không những được thành phẩm thơm mát mà còn tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường nữa đó. Đậu nành có chứa Cellulose có tác dụng ngăn ngừa sự hấp thụ đường, rất tốt trong ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
Công thức Bánh trung thu rau câu đậu nành
- 500ml Sữa đậu nành không đường
- 125ml Sữa tươi
- 95g Đường trắng 95 gr
- 1 bó Lá dứa 1 bó
- 10g Bột rau câu 10 gr(Dẻo)
- 100g Sương sáo 100 gr
Trong đậu nành còn có cholesterol và chất béo bão hòa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim – một trong những biến chứng bệnh tiểu đường.
Xem thêm công thức và cách làm chi tiết Bánh trung thu rau câu đậu nành
Cuối cùng, cho miếng rau câu sương sáo vào, đổ thêm 1 lớp hỗn hợp rau câu sữa đậu nành lên trên, cho lại vào tủ lạnh để đông là được.Bánh trung thu rau câu đậu nành đã hoàn thành! Bạn cũng có thể làm ngon hơn Cooky nữa đấy.
Bánh trung thu nhân mè đen
Lớp bánh trung thu mềm, vàng, bên trong nhân mè đen thơm ngon, bùi bùi sẽ mang đến cho gia đình bạn hương vị mới và đầy hấp dẫn trong mùa Trung thu này đó. Đây cũng được xem là một trong những món bánh thơm ngon và bổ dưỡng nhất dành cho người mắc bệnh tiểu đường. Mè đen có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin, acid amin và khoáng chất giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Còn đậu đỏ thì giúp ổn định lượng đường huyết có trong cơ thể. Vậy nên bắt tay vào làm nào!
Công thức Bánh trung thu nhân mè đen
- 170g Bột mì
- 80ml Nước đường
- 95ml Dầu ăn
- 150g Đậu đỏ
- 80g Mè đen
- 75g Đường trắng
- 15g Bột nếp
- 5 lòng đỏ Trứng vịt muối
- 30ml Rượu trắng
- 1/2 củ Gừng
Xem thêm công thức và cách làm chi tiết Bánh trung thu nhân mè đen
Nên cố gắng ăn ít bánh nhất, dừng ở mức nếm hương vị để tự khống chế lượng đường đưa vào cơ thể. Nếu đã ăn bánh Trung thu rồi thì nên ăn ít cơm và chất béo trong khẩu phần ăn thường ngày, tăng vận động để tiêu hao bớt phần nhiệt lượng. Chú ý thêm, khi ăn bánh nên dùng thêm trà bởi trà chứa nhiều acid acetic có tác dụng phân giải chất béo.
Có thể bạn quan tâm: