Những hoa quả còn nguyên hoặc dùng không hết thường rất hay được cất trữ trong tủ lạnh. Nhưng phần lớn các chị em không biết rằng việc cất trữ không đúng cách có thể đẩy nhanh quá trình nhanh hỏng của trái cây hơn là để chúng ở môi trường bên ngoài đấy! Do đó hãy tham khảo những thông tin hữu ích sau để có cách bảo quản trái cây trong tủ lạnh như thế nào cho đúng nhé!
1. Chọn những quả tươi ngon ngay từ đầu
Để giữ trái cây được trong tủ lạnh được lâu, điều đầu tiên cần nhớ chính là chọn những quả chất lượng. Nguyên tắc chính là:
- Quả cần tươi, một số quả có hương thơm rất đặc trưng và không nên có vết xây xát bên ngoài.
- Cầm quả chín có cảm giác chắc tay, không được mềm quá.
- Kiểm tra bằng cách cấu vào cuống quả. Nếu có mùi thơm nhẹ bay ra, đấy chính là tinh dầu và bạn nên chọn quả này.
>> Xem thêm: Mẹo đơn giản nhận biết trái cây "ngậm" hóa chất
2. Chuẩn bị trước khi cho vào tủ lạnh
- Cắt đi những phần bị hỏng hoặc quá chín nếu có bằng dao sạch. Nhớ vệ sinh sạch sẽ khu bếp trước đó để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào trái cây.
- Tuyệt đối KHÔNG được rửa trước khi cho vào tủ lạnh để không làm mất đi lớp kháng thể tự nhiên ở bên ngoài, khiến trái cây dễ bị vi khuẩn xâm nhập hơn. Chỉ khi bạn muốn ăn mới được rửa chúng.
- Cho trái cây vào túi lưới vừa giúp làm lạnh thông thoáng, vừa tránh làm dập khi sắp xếp. (Có thể dễ dàng tìm mua các túi lưới này tại chợ)
Nếu dùng bao ni lông hoặc hộp, hãy đảm bảo nó được thoáng khí. Hãy đục một vài lỗ (khoảng 20 lỗ) trên bao, điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng hô hấp yếm khí, giúp quả tươi ngon lâu hơn.
- Sai lầm phổ biến là người dùng hay đặt trái cây cùng nơi với các loại rau, củ. Vì khi chín, quả chúng sẽ tỏa ra loại khí Etylen làm rau, củ nhanh hư hỏng hơn.
>> Xem thêm: Mẹo giúp trái cây mau chín mà không cần dùng thuốc
3. Cách bảo quản một số loại trái cây phổ biến
- Một số loại trái cây không nên bảo quản tại tủ lạnh như Khoai lang, Dưa hấu, Cà chua. Nếu cho chúng vào tủ lạnh, nhiệt độ không thích hợp sẽ làm chúng bị mất đi hương vị cũng như chất dinh dưỡng cần thiết. Ví dụ như Khoai lang có thể trở nên cứng hơn hoặc lâu chín.
- Những loại có chứa nhiều đường hoặc cấu tạo quả mềm như Chuối, Bơ... nên lưu trữ bên ngoài cho đến khi chín mới được cho vào tủ lạnh.
- Nhiệt độ thích hợp để bảo quản trái cây rau củ là 3.3℃ đến 5.6℃ (Thường thì Ngăn rau quả tủ lạnh được thiết kế chuẩn nhiệt độ này).
- Trái cây nào được mua trước nên sắp xếp ở vị trí dễ thấy để lấy ra dùng trước.
Tham khảo bảng bảo quản một số loại trái cây phổ biến trong tủ lạnh:
Cách bảo quản đúng | Thời gian bảo quản tối đa | |
Táo | Cho vào túi lưới rồi để vào tủ lạnh ngay sau khi vừa mua | 3 tuần |
Chuối | Để chuối ở bên ngoài, trong một túi giấy cho đến khi chín, sau đấy mới cho vào tủ lạnh để giữ chuối được lâu hơn | 5 ngày |
Bơ | Để trong một túi giấy cho đến khi mềm, rồi mới cho vào tủ lạnh | 3 ngày |
Mơ | Để trong một túi giấy cho đến khi chín, rồi mới cho vào tủ lạnh | 5 ngày |
Ổi | Cho ngay vào tủ lạnh sau khi mua về | 5 ngày |
Kiwi | Cho ngay vào tủ lạnh sau khi mua về | 4 ngày |
Đu đủ | Để chín ở nơi thoáng mát rồi mới cho vào tủ lạnh | 1 tuần |
Chanh | Cho ngay vào tủ lạnh sau khi mua về | 3 tuần |
Bắp trái | Cho ngay vào tủ lạnh. Nên hấp khi lấy ra sử dụng | Tốt nhất nên dùng xong trong ngày đầu tiên. Có thể giữ được đến 3 ngày sau |
Xoài | Để trong một túi giấy ở bên ngoài cho chín rồi mới cho vào tủ lạnh | 4 ngày |
Do đó để có được những hoa quả tươi ngon để dùng lâu thì chị em nên nắm rõ những cách bảo quản sao cho đúng nhé! Và cũng đừng quên gọt vỏ hoặc rửa sạch trước khi dùng đấy!
Có thể bạn quan tâm:
- Cách phân biệt trái cây chín ép và chín tự nhiên
- Những loại trái cây giảm cân nhanh nhất hiện nay
- Trái cây sấy tại nhà chuẩn bị dần cho Tết
(Nguồn: dienmayxanh.com)