Quả thanh mai là loại quả rừng ở miền Bắc, không những được ưa thích bởi tác dụng giải nhiệt mà nó còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe.
Quả thanh mai còn được gọi là dâu rừng, có hình dáng xù xì nhưng có thể dùng để ngâm rượu hoặc ngâm đường giải khát, nó còn có nhiều công dụng với sức khỏe như tốt cho máu và não, tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tốt cho mắt và da, nhiều vitamin C chống lão hóa tốt...
Nguồn gốc quả thanh mai
Quả thanh mai còn được gọi là dâu rừng, họ dâu rượu, có tên khoa học là Myricaceae. Loại cây này mọc tự nhiên tại nhiều nơi, nhất ở núi Langbiang (Lâm Đồng) và ở các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc, đặc biệt là ở Quảng Bình, Quảng Trị, Lào Cai...Cây này còn phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Lào, Nhật Bản, Nam Trung Quốc.
>> Xem thêm: Các loại trái cây rừng 'bắt mắt lạ tai' mà ngon miệng
Cây thanh mai cao khoảng 0,4 - 0,5m, còn quả thanh mai có đường kính 5mm đến 1cm khi chín có màu đỏ mọng nước, thường chín vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Quả nhỏ tròn như quả mận, có màu đỏ thẫm và nhiều múi nhỏ li ti ngoài bề mặt quả.
Công dụng quả thanh mai
Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi có ghi về quả thanh mai được dùng làm thuốc. Tài liệu cổ ghi loại quả này có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng lý khí, tán ứ, thanh thấp nhiệt.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra loại quả này có chứa 7-10% đường, 0,5-1% axit hữu cơ và rất ít myrixetin. Lá chứa 0,02-0,03% tinh dầu, tanin và taraxerol. Đặc biệt, đây là một loại vô cùng tốt đối với sức khỏe con người.
Ngoài chức năng giải nhiệt, tốt cho tiêu hóa, quả thanh mai có nhiều tác dụng như tốt cho máu và não, tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tốt cho mắt và da, nhiều vitamin C nên chống lão hóa rất tốt.
Vào mùa hè, người ta thu quả phơi khô chữa đau bụng, lỵ, ngày dùng 8 - 12g vỏ khô sắc với nước uống trong ngày. Để chữa lở ngứa, dân gian thường dùng vỏ thân hoặc vỏ rễ sắc nước để rửa nơi bị ngứa.
Tại Trung Quốc, người ta còn dùng thanh mai để chữa ho, đau dạ dày, tiêu chảy, lỵ. Hạt được dùng chữa mồ hôi chân. Vỏ thân, rễ dùng dưới dạng sắc để điều trị vết loét ngoài da hoặc ngộ độc do thạch tín. Tại Ấn Độ, Nhật Bản những cây to được dùng để làm nguyên liệu tanin, nhuộm màu vàng cho ruốc cá.
Điều này chứng tỏ nước ta chưa khai thác triệt để công dụng của thanh mai. Đa phần người dân chỉ mua về ăn hoặc ngâm thành nước uống giải nhiệt cho mùa hè. Vì mọc trên rừng nên lượng quả thanh mai mỗi mùa không nhiều. Quả thanh mai ngon phải vừa to, tím sậm, nắm trong lòng bàn tay. Có quả to hơn quả mận chút, vị chua ngọt và hương thơm khó tả.
Giải nhiệt cùng với quả thanh mai
- Ngâm quả thanh mai qua nước muối loãng chừng 20-30 phút cho ra hết chất bẩn và sâu chui ra là có thể ăn ngay. Ăn chín, rất lạ miệng và hấp dẫn nên lượng người mua rất đông.
- Quả thanh mai dầm đường rồi bỏ tủ lạnh mấy tiếng cho mát, xong đem pha nước vừa nhanh vừa ngon vừa mát.
- Rửa sạch trái chín, cho thêm đường, men rượu, ủ trong 2-3 ngày. Loại rượu này hòa tan các chất trong quả trong đó có các sắc tố anthoxyan nên có màu tím đỏ đẹp, vị hơi chua và ngọt giống rượu vang.
Xem thêm công thức và cách làm chi tiết >>> Nước thanh mai
- Quả thanh mai ngâm đường, ngâm cho rã nước, rồi pha làm nước giải khát.
- Quả thanh mai ngâm rượu trắng làm bài thuốc chữa nhức mỏi tốt cho sức khỏe.
- Do có vị chua nhẹ nên thanh mai thường được ngâm với đường, mật ong để làm nước uống giải nhiệt mùa hè, làm siro trị ho.
Giá giao động từ 60k-80k/kg, tùy loại to nhỏ khác nhau. Trên các trang mạng xã hội, loại quả này cũng được rao bán khá sôi động, giá thấp hơn chút từ 50k-70k/kg, mua buôn sẽ có giá rẻ hơn. Chúng được quảng cáo như một đặc sản của núi rừng.
Tuy nhiên, do cơn sốt của thanh mai rừng nên nhiều nhà buôn đã nhập hàng không có nguồn gốc rõ ràng. Người mua cần chú ý để mua được hàng an toàn hơn.
Hi vọng những thông tin trên hữu ích với món giải nhiệt hàng ngày của bạn!
Có thể bạn quan tâm:
- Nước mát giải nhiệt thanh lọc cơ thể trong thời tiết ô nhiễm
- Rươi - Đặc sản thiên nhiên tặng riêng miền Bắc
- Những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Tết miền Bắc
Dun Dun/Tổng hợp