Cách bảo quản tốt thực phẩm
Mẹo bảo quản các món đặc trưng ngày Tết
Cách bảo quản giò chả không bị thiu, hỏng sau Tết
Cách bảo quản thực phẩm trong ngăn đá
Mẹo giúp bảo quản rau tươi lâu hơn 1 tuần
Bảo Quản Tốt Thực Phẩm: tươi ngon, dùng lâu, tránh hỏng mốc, được nhiều chị em quan tâm. Để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà bạn nên học ngay các mẹo lưu trữ thực phẩm tươi sống, rau củ, thực phẩm khô, đóng hộp, .... ngay sau đây nhé. Vừa an toàn, vừa hợp vệ sinh. Dưới đây Cooky sẽ mách nhỏ cho bạn những cách bảo quản tốt thực phẩm nhé.
cách bảo quản thực phẩm tươi
1. Khi đi chợ
Phải xem kỹ “hạn sử dụng” và thời điểm sản xuất trên vỏ hộp thực phẩm, không mua sản phẩm nghi là đã bị mở ra, bị rò rỉ, lồi lõm. Yêu cầu người bán hàng dùng hai túi trở lên để đựng "thịt + cá" để tránh chảy nước làm bẩn các thực phẩm khác. Tranh thủ về nhà sau khi tính tiền xong nếu không thì thực phẩm sẽ bị hư và đó là cơ hội cho vi khuẩn phát sinh.
>> Xem thêm: Những thứ cần mua ngày Tết
2. Ở trong tủ lạnh
Tủ lạnh chỉ giúp bảo quản thức ăn lâu chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Do đó, các bạn nội trợ cần cân nhắc khi bảo quản và sắp xếp thực phẩm sao cho hợp lý. Lau dọn sạch tủ lạnh, khử mùi hôi rồi mới sắp xếp thực phẩm vào.
Bảo quản thịt, cá tươi: Vi khuẩn phát triển dễ trong môi trường thịt sống nên cần phân loại, chứa trong túi hoặc hộp kín riêng biệt rồi mới cho vào tủ lạnh nhé. Thịt và cá sống bảo quản ngăn đông. Nếu để ngăn mát chỉ được 1 hoặc 2 ngày tùy loại.
cách bảo quản thực phẩm tươi
Bảo quản rau, củ, quả: Để rau củ thoáng mát không khí lưu thông. Rửa rau, quả rồi để ráo hẳn nước trước khi cất vào tủ lạnh vì sự ẩm ướt có thể làm chúng dễ mốc và thối nhanh hơn. Không nhồi nhét quá đầy tủ lạnh. Không khí lạnh cần được lưu thông để giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
cách bảo quản thực phẩm tươi
3. Trên giá, kệ
Dựa vào hạn sử dụng của đồ hộp, gia vị nêm mà sắp xếp chúng theo thứ tự trên kệ. Bỏ vào thùng rác các thực phẩm hết hạn. Nhiều loại thực phẩm chỉ mở ra dùng 1 lần (hoặc phải cho vào tủ lạnh nếu dùng không hết). Trường hợp khi sử dụng xong phải đóng, đậy thật kỹ tránh những vi khuẩn khác xâm nhập vào như: kiến, gián.. đồng thời phải vệ sinh dụng cụ hàng ngày để cho thực phẩm sẽ sử dụng được lâu hơn.
>> Xem thêm: Bà bầu ăn củ kiệu được không
4. Thực phẩm khô
Thực phẩm khô rất dễ bảo quản. Các loại hành khô, tỏi, tiêu....nếu để trong túi, hộp lâu ngày sẽ ẩm, mốc và dần dần nảy mầm. Cách bảo quản loại thực phẩm này là đặt (hoặc treo) lên ở những nơi khô, thoáng mát như vậy sẽ làm tăng thời gian sử dụng và hiệu quả hơn.
cách bảo quản thực phẩm tươi
Với các cách bảo quản tốt thực phẩm trên đây thì chị sẽ có thêm những gợi ý tuyệt vời để lưu trữ thực phẩm dùng lâu dài hơn nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Tết đến, theo thói quen của người Việt các gia đình thường mua một lượng lớn thực phẩm để dành ăn tết, và tiếp khách. Do vậy, việc làm thế nào để bảo quản món ăn ngày Tết vẫn tươi ngon và còn đủ chất dinh dưỡng luôn khiến các bà nội trợ trong gia đình quan tâm. Cách bảo quản các món ăn ngày Tết lâu này vô cùng quan trọng.
Nếu tủ lạnh bị quá tải trong những ngày Tết, bạn sẽ làm gì? Hãy áp dụng các cách bảo quản đồ ăn trong ngày Tết để giữ hương vị cho các món ăn nhé.
1. Bánh chưng
Sau khi luộc xong, vớt bánh chưng xanh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản hoặc để bánh ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu.
>> Xem thêm: Cách làm Bánh chưng ngày Tết
2. Bánh tét
Khi bánh tét mới vớt ra còn nóng thì nên treo bánh nơi thoáng mát, chờ cho bánh nguội. Tránh để bánh trong túi nilon, trong tủ kín vì như thế bánh sẽ bị hầm hơi, mau hỏng. Thời gian sử dụng bánh tét trong vòng 2-3 ngày. Nếu muốn để lâu hơn thì cho bánh vào tủ lạnh, lúc nào ăn đem bánh ra hấp lại. Bánh tét có thể ăn kèm thịt kho, củ kiệu hoặc đem bánh tét chiên giòn lên ăn cũng rất ngon.
>> Xem thêm: Cách làm Bánh Tét ngày Tết
3. Các loại mứt
Các loại mứt và trái cây khô thường chứa nhiều đường nên rất dễ chảy nước, làm mất ngon và dễ bị mốc. Muốn bảo quản được lâu, cần để vào lọ đậy kín, ăn đến đâu lấy đến đó, không nên dồn những đồ ăn chưa hết vào trở lại lọ. Những thực phẩm này cũng không nên cất vào tủ lạnh vì khi bỏ ra ngoài rất dễ hút ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
>> Xem thêm: Cách làm mứt dừa viên
4. Măng khô
Nếu muốn để lâu, cho măng khô vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đung tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, chỉ nên ngầm từng ít một, ăn trong 2-3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.
>> Xem thêm: Cách làm Chân giò hầm măng khô
5. Lạp xưởng
Để có thể giữ lạp xưởng dùng được lâu hãy lấy một cái hộp lớn, đặt vào giữa một cốc rượu trắng rồi xếp lạp xưởng xung quanh. Hương rượu tỏa ra sẽ ngăn ruồi, muỗi, kiến rất hiệu quả. Nhờ đó lạp xưởng trong và sau Tết vẫn rất thơm ngon.
>> Xem thêm: Cách làm Lạp xưởng ngon ngày Tết
6. Dưa hành, củ kiệu
Khi cắt gốc củ hành tím, củ kiệu nhớ không cắt vào phần củ. Sau khi rửa để củ thật ráo nước, nếu không sẽ dễ bị hỏng. Đun sôi thật kỹ nước ngâm. Lượng muối vừa đủ, không quá nhạt thì sẽ để được lâu và không nổi váng trên bề mặt. Có thể mang cả vại dưa hành ra phơi nắng, dưa sẽ giòn và bảo quản được lâu hơn.
>> Xem thêm: Cách làm Củ kiệu ngâm ngày Tết
7. Thịt đông
Thịt nấu đông ăn với cơm nóng, chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu…là món ăn được sử dụng trong ngày Tết và những ngày thông thường trong năm. Với món này, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, vừa giữ được hương vị đặc trưng vừa giúp món ăn bảo quản lâu hơn.
>> Xem thêm: Cách làm Thịt đông kiểu truyền thống
8. Giò chả
Để bảo quản cần bỏ hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ mồ hôi. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió. Tốt nhất nên dùng giò chả trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp nên luộc lại.
>> Xem thêm: Cách làm Chả lụa - giò lụa
9. Thịt kho, cá kho
Nấu thật kỹ, khi nhấc xuống bếp cần để ở một nơi cố định, tránh lắc mạnh. Có thể cho vào nồi nước khác lớn hơn, mức nước cách miệng nồi thịt/cá kho khoảng 10 - 15 cm để tránh nước tràn vào, đậy bằng vung đất nung. Nước trong nồi lớn sẽ bốc hơi lên vung, làm tỏa hơi mát xuống nồi thức ăn bên dưới.
>> Xem thêm: Cách làm Thịt kho tàu
10. Thực phẩm tươi sống
Thịt, cá tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch trước khi cho những thực phẩm này vào hộp, bịch nilông, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá. Khi cần chế biến món ăn nào thì lấy ra rã đông và sử dụng. Sau khi rã đông, thức ăn cần nấu hết.
>> Xem thêm: Cách làm Lẩu tôm càng
11. Cách rã đông nhanh
Nếu cần phải rã đông gấp, bạn hãy đưa thực phẩm vào lò vi sóng. Cách này rất tốt vì điện trường cao tần sẽ gây nên nội ma sát trong bản thân thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đông nhưng không làm vỡ tế bào. Nếu không có lò vi sóng hãy dùng nước lạnh pha thêm tí muối để rã đông cho nhanh.
Lưu ý
Còn các đồ ăn để trong tủ lạnh bạn nên để thức ăn nguội hẳn, đậy kín rồi mới cất vào. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bốc mùi và lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác. Khi để nhiều thức ăn trong tủ lạnh cần tăng độ lạnh, nếu không đủ độ lạnh thức ăn sẽ nhanh bị ôi thiu. Tránh để thức ăn chín gần thức ăn tươi sống, hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết.
Tuy nhiên cách bảo quản các món ăn ngày Tết tốt nhất không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong những ngày Tết làm thức ăn kém ngon, dễ hỏng gây lãng phí và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Không còn xa lạ, giò chả là món ăn cần có trong mỗi dịp Tết đến, xuân về. Trên mỗi mâm cỗ Tết, người ta đều bày ít nhất 1-2 món giò chả khác nhau. Có thể là giò lụa, giò bò, giò xào, giò tai... Tuy nhiên, do tâm lý chung của số đông, trước Tết, nhiều người thường mua rất nhiều giò dự trữ, từ 1-2 kg cho một loại nên ra Tết, giò chả sẽ còn thừa lại rất nhiều.
Muốn giò chả không bị ôi thiu, chị em cần biết bảo quản đúng cách. Sau Tết, lượng giò chả còn thừa lại nhiều nên các nàng cần có biện pháp bảo quản đúng cách để giữ giò chả được lâu, không bị hỏng.
Cách bảo quản giò lụa, giò bò, chả
Chả lụa để được bao lâu chắc chắn là câu hỏi chung của chị em sau Tết rồi phải không nào. Cách bảo quản giò lụa, giò bò, chả là giống nhau, để ở nhiệt độ thường dưới 25 độ C. Giò lụa được làm từ thịt heo nạc, ngoài ra còn có thịt mỡ, nước mắm và gia vị, nên giò không để lâu được.
Giò sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát tủ lạnh, thậm chí giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá. Nếu bạn đã lỡ mua quá nhiều, giò lụa lấy ra khỏi ngăn đông, để ở nhiệt độ bình thường khoảng 4 giờ hoặc chuyển vào ngăn mát trước khi sử dụng 8 giờ. Nếu cần dùng ngay, bạn có thể rã đông nhanh bằng cách bọc giò lụa vào bọc nilon, ngâm vào nước lạnh khoảng 1 giờ trước khi luộc. Cách luộc lại giò chả như vậy sẽ giúp giò chả bị bị cứng bên trong cũng như diệt hết vi khuẩn có hại nữa.
Cách làm chả giò chay để được lâu
Giò tai, giò xào
Giò tai, giò xào do đặc điểm về sự kết dính mà phải để ở nhiệt độ mát, lạnh vì vậy để bảo quản nên để vào ngăn mát tủ lạnh. Khi lấy ra ăn xắt một miếng sau đó lại cắt lại tủ. Hạn chế để giò tai, giò xào ngoài nhiệt độ môi trường bởi rất dễ bị hỏng. Khi ăn cũng không hấp hay đun lại giò, như vậy giò tai, giò xào sẽ bị chảy ăn mất ngon.
Cách làm giò thủ ngày Tết
Lưu ý:
- Chỉ nên mua số lượng vừa đủ ăn, tránh giò chả dư thừa nhiều, bảo quản không đúng cách dẫn đến ôi thiu rất lãng phí.
- Khi giò, chả đã bị ôi thiu, thì tuyệt đối không ăn, ăn giò chả đã bị ôi, thiu hoặc mốc gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Ngoài giò chả, bánh chưng, thịt đông và các thực phẩm ngày Tết khác cũng cần được bảo quản, đúng cách để có thể dùng được lâu.
Bánh chưng, bánh tét
Khi nói đến bánh chưng, bánh tét là nhớ ngay đến mùi thơm dẻo của gạo nếp, vị ngọt bùi của đậu xanh, vị béo của thịt mỡ và vị cay thơm của hạt tiêu, tất cả được hòa quyện thành mùi vị rất đặc trưng, loại bánh này được tượng trưng cho trời đất này.
Cách làm bánh chưng ngày Tết
Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng thì có thể bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng che thực phẩm bao kín. Lưu ý khi lấy bánh trong tủ lạnh ra cần luộc, hấp lại hoặc rán trước khi ăn.
Thịt đông
Món thịt đông là món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người Việt. Thịt nấu đông ăn với cơm nóng, chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu… Đây là món ăn được sử dụng trong ngày Tết và những ngày thông thường trong năm.
Cách làm thịt đông truyền thống
Với món thịt đông, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và nó vừa giữ được hương vị đặc trưng vừa giúp món ăn bảo quản lâu hơn. Tuy nhiên, tủ lạnh cũng không phải là “chiếc tủ thần kỳ” để bảo quản đồ ăn. Thức ăn được lấy ra ở trong tủ lạnh chỉ sử dụng một lần cho bữa sau, nếu còn không để lại bữa sau, thức ăn để lâu nhất là 5–6 giờ.
Bánh kẹo Tết
Nên phân chia rõ ràng từng thực phẩm bánh, kẹo ngày Tết ví dụ như mứt, kẹo, bánh để riêng. Ngoài ra, khi dùng xong, cần đóng gói, cột kín và bảo quản nơi thoáng mát. Tránh để vi khẩn, không khí xâm nhập vào sẽ làm ảnh hưởng đến mùi vị, độ giòn của thực phẩm...
Vì sức khỏe của bạn và gia đình, hãy cẩn thận hơn trong việc bảo quản, sử dụng các thực phẩm ngày Tết nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Việc đi chợ mua nhiều thức ăn để tủ lạnh ăn dần là việc mà mọi người nội trợ đều dùng đến. Nhưng việc sử dụng và bảo quản thực phẩm trong ngăn đá như thế nào để thực phẩm được tươi lâu mà không sợ hao hụt chất dinh dưỡng thì không phải ai cũng biết.
Dưới đây là một số mẹo giúp các mẹ bảo quản được thực phẩm tươi lâu và không hao hụt chất dinh dưỡng trong ngăn đá tủ lạnh. Cùng tham khảo nhé!
Nên để ngăn đá ở mức nhiệt độ khoảng -18 độ C
Do vi sinh vật và vi khuẩn mà thức phẩm sẽ bị giảm mùi theo thời gian, ngoại trừ các loại đồ ăn có chất bảo quản. Chính vì quá trình hư hỏng diễn ra nhanh, mọi người thường chọn cho thực phẩm vào tủ lạnh để bảo quản bởi tủ lạnh có thể làm chậm quá trình phân rã bằng cách làm lạnh môi trường để kìm hãm sự phát triển của bi khuẩn.
cách bảo quản thực phẩm an toàn
Ở nhiệt độ thấp hơn (trong ngăn đá), tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn sẽ thấp hơn nữa vì thế tuổi thọ của thực phẩm có thể được kéo dài thêm nhiều tháng hoặc thậm chí đến 1 năm mà không cần dùng đến chất bảo quản hóa học.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), các bạn nên để nhiệt độ tủ lạnh ở mức bằng hoặc dưới 4 độ C và nhiệt độ ngăn đá là khoảng -18 độ C.
Luôn giữ cho ngăn đá tủ lạnh không bị trống
cách bảo quản thực phẩm an toàn
Càng nhiều đồ nhét vào ngăn đá tủ lạnh thì năng lượng được sử dụng để giữ lạnh thực phẩm càng ít. Vì thế, bạn không nên để ngăn đá bị trống. Trong trường hợp bạn không có thực phẩm nào để nhét vào ngăn đá, bạn hãy bỏ thêm nước vào các túi nhỏ và để vào trong tủ. Như vậy, mỗi lần mất điện, lượng nước được đóng đá trong tủ sẽ bảo quản thức ăn trong một khoảng thời gian đến khi có điện trở lại.
Cách thức lưu trữ thực phẩm trong ngăn đá
Mọi người thường có thói quen khi mua thực phẩm về là vội vàng đúc túi và nhét vào ngăn đá, nhưng thực tế việc ăn bớt công đoạn này sẽ không đảm bảo cho thực phẩm được toàn vẹn chất dinh dưỡng khi mang ra sử dụng.
Hầu hết các thực phẩm trước khi được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh phải được xử lý qua. Ví dụ, đối với rau củ quả, các bạn nên rửa sạch, chần rau quả, trái cây qua nước sôi rồi mới cho chúng vào túi lưu trữ để giữ được hương vị và dinh dưỡng lâu hơn.
cách bảo quản thực phẩm an toàn
>> Xem thêm: Thịt bò xào bông cải xanh
Đối với các loại bánh ngọt và bánh mì, các bạn hãy để nguội hoàn toàn trước khi đông lạnh. Cũng giống như vậy, thịt nướng, thịt gà và cá đã được nấu chín muốn để ngăn đá thì bạn cũng phải để nguội trước tiên. Tốt nhất, các bạn nên chia nhỏ thành nhiều túi và có ghi nhãn rõ ràng về thời gian định bảo quản.
Chú ý khi đông lạnh chất lỏng
Các thực phẩm dạng lỏng nhử sữa khi được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh thường nở hơn rất nhiều so với bình thường vì thế nếu bạn muốn đông lạnh sữa thì hãy để chúng vào ly hoặc túi rộng.
Sữa chua, kem chua, sữa, pho mát và kem có thể được đông lạnh nhưng bạn nên sử dụng chúng như là một nguyên liệu nấu ăn thay vì ăn trực tiếp chúng.
>> Xem thêm: Cách làm sữa chua
Trứng sống hay trứng đã luộc chín cũng có thể được đông lạnh, nhưng nếu bạn không đóng gói chúng trong túi hay vật dụng gì thì vỏ trứng sẽ bị nứt. Do đó, bạn hãy sử dụng những chiếc khay đá và đặt từng quả trứng vào đó để bảo quản được tốt hơn. Bạn cũng có thể đông lạnh lòng trắng trứng và lòng đỏ một cách riêng biệt với những chiếc khay nước đá như trên.
Cuối cùng, bạn đừng quên ghi nhãn rõ ràng để nắm bắt được thời gian sử dụng nhé.
Đông lạnh một số thực phẩm không thể ngờ tới
Ngoài việc đông lạnh thịt, cá, sữa thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng ngăn đá để bảo quản những loại thực phẩm sau:
- Các loại thảo mộc tươi: rửa sạch, thái nhỏ rồi bỏ chúng vào khay nước đá với một ít nước hoặc dầu.
- Tỏi băm, hành lá thái nhỏ.
- Bánh Pizza, bánh mì, bột làm bánh.
- Mì ống đã qua chế biến.
- Súp, nước sốt.
- Các loại hạt, bột khi được bảo quản trong ngăn đá sẽ giữ được lâu hơn.
Tiết kiệm nhờ tủ đông lạnh
Các nguyên liệu như cà rốt, hành tây, các loại thảo mộc… thường bị thừa lại sau mỗi lần nấu ăn nên nhiều người sẽ thẳng tay ném bỏ chúng vào thùng rác.
cách bảo quản thực phẩm an toàn
>> Xem thêm: Súp rau củ giàu dinh dưỡng cho cả nhà
Thay vì vứt bỏ các nguyên liệu thừa đó, bạn hãy để chúng vào hộp hoặc túi nhỏ rồi để vào ngăn đá. Mẹo này rất hữu ích, giúp bạn tiết kiệm tiền và hạn chế chất thải.
Thời hạn bảo quản thực phẩm đông lạnh
Hầu hết các thực phẩm được đông lạnh đều có giới hạn một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn đối với các loạt thịt gia cầm sống thì chúng có thể được đông lạnh trong khoảng 1 năm mà không hề bị hỏng.
Trong khi đó, các sản phẩm từ sữa nên được sử dụng trong vòng hai đến ba tháng. Còn đối với các loại trái cây, rau quả nhiều nước như dưa chuột, cam quýt, táo thì các bạn không nên đông lạnh vì sẽ khiến chúng bị mềm và mất hương vị.
Tốt nhất, để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng lãng phí thực phẩm đông lạnh, các bạn nên sử dụng chúng trong vòng 6 tháng, không nên để đến khi có một lớp băng dày bao quanh thực phẩm mới lôi ra sử dụng. |
Qua bài viết này bạn đã biết cách bảo quản thực phẩm trong ngăn đá như thế nào để thực phẩm được tươi lâu mà không hao hụt chất dinh dưỡng rồi chứ!
Có thể bạn quan tâm:
Cách bảo quản thực phẩm tươi rất quan trọng trong ngày Tết. Việc sử lý và nhặt rau không đúng cách kèm theo việc bảo quản không thích hợp có thể dẫn đến rau tươi mà bạn mua về sẽ nhanh chóng úng hư và chẳng còn làm gì khác ngoài việc phải vứt bỏ.
Nếu nắm bắt được những cách bảo quản rau tươi sau đây thì tin chắc chị em sẽ không còn gặp cảnh rau bảo quản bị dập úng hay chỉ cất trữ được trong thời gian ngắn nữa...
Cách bảo quản thực phẩm tươi
Cách 1: Túi nilon và dây thun
Là cách đơn giản mà hiệu quả và tiện lợi. Rau xanh được cho vào túi nilon thực phẩm. Sau đó thổi khí vào làm phồng túi, xoắn miệng túi và dùng dây chun buộc chặt lại. Không khí thổi vào làm phồng túi có tác dụng cung cấp lượng khí carbon dioxide đủ để giữ rau tươi.
cách bảo quản thực phẩm tươi
>> Xem thêm: Cách bảo quản bánh tét đơn giản, dùng lâu dài
Cách 2: Dùng Khăn giấy và túi ziplock
Đây là cách làm phổ biến. Sau khi được rửa sạch và vẩy ráo, rau sống được bọc trong khăn giấy và cho vào túi ziplock, kéo khóa kín lại (đảm bảo có càng ít không khí bên trong túi càng tốt). Đặt túi rau vào trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách bảo quản thực phẩm tươi
Cách làm này với lớp khăn giấy bọc ngoài hấp thụ độ ẩm từ rau xanh, nhờ đó tránh cho chúng bị nhớt. Mặt khác, túi rau được bọc kín làm giảm lưu thông không khí bên trong, làm chậm quá trình héo.
Cách bảo quản thực phẩm tươi
>> Xem thêm: Cách làm salad đơn giản
Cách 3: Dùng hộp đưng và khăn giấy
Rau xanh được lưu trữ trong một hộp nhựa kín có lót sẵn một lớp khăn giấy bên trong. Sau khi cho rau vào, phía trên lại được phủ kín một lớp khăn giấy nữa. Cuối cùng mới đóng kín nắp hộp lại.
Cách bảo quản thực phẩm tươi
Tương tự như phương pháp trên, các khăn giấy giúp hấp thụ độ ẩm từ rau xanh. Hộp bảo vệ lá khỏi bị va đập hay đè bẹp bởi các đồ thực phẩm lưu trữ xung quanh.
Lưu ý: Sau 7 ngày, lá vẫn còn tươi để ăn. Đến ngày thứ 10, bạn sẽ thấy có rất nhiều hơi ẩm ngưng tụ bên trong. Một vài lá rau đã bị nhớt nhưng hầu hết vẫn có thể ăn được. Cách số 3 sẽ giúp lưu trữ rau xanh với thời gian dài nhất trong 3 cách. Tuy nhiên, hai cách làm còn lại lại hiệu quả hơn nếu bạn không muốn lưu trữ rau quá một tuần.
Có thể bạn quan tâm: