Hiện nay trên thị trường đang nháo nhào về sự việc rau muống bào tẩm hóa chất. Sự việc đang được các cơ quan chức năng làm rõ. Qua sự việc này, các chị em tiêu dùng rất quan ngại khi lựa chọn rau muống nấu ăn cho gia đình mình.
Cùng Cooky tìm hiểu về vấn nạn rau muống tẩm hóa chất và cách chọn lựa rau muống như thể nào an toàn thực phẩm và tốt cho sức khỏe gia đình nhé!
Vấn nạn rau muống tẩm hóa chất
Ngày 15/9, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP.HCM đã bất ngờ kiểm tra cơ sở của bà Nguyễn Thị Sự trong con hẻm ở đường Tô Ngọc Vân, P.15, Q. Gò Vấp. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang cho ngâm rau muống đã bào thành cọng nhỏ vào hóa chất, chuẩn bị đem ra thị trường tiêu thụ.
Phát hiện lực lượng, chủ cơ sở đã nhanh chóng đổ hóa chất vào cống thoát nước để phi tang, tuy nhiên cơ quan công an đã kịp thời thu giữ số rau muống đã ngâm hóa chất trên, đồng thời đưa số hóa chất còn sót lại trong chai để đem đi kiểm định, phân tích.
Chủ cơ sở thừa nhận mỗi ngày sản xuất gần 100kg rau muống bào, sau đó sẽ đem bỏ mối cho tiểu thương ở các chợ và đã sản xuất hơn 1 năm nay. Hiện cơ quan chức năng đã niêm phong tang vật đồng thời tiến hành phân tích mẫu hóa chất thu được, để làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan.
Cách phân biệt rau muống "ngậm" hóa chất
Rau muống chứa nhiều chất kích thích tăng trưởng
Rau muống khi được bón quá nhiều đạm (chất kích thích tăng trưởng) thì thân rau to, rau giòn, là xanh đen. Nếu bạn luộc lên rồi khi quan sát lúc còn nóng sẽ thấy trong nước có màu xanh nhạt nhưng khi nguội màu xanh đen, có vân kết tủa. Đặc biệt khi ăn còn thấy có vị hơi chát chát.
Rau muống bị nhiễm chì
Quan sát
Khi quan sát bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rau muống bị nhiễm chì thường có thân to, lá cứng hơn so với rau muống sạch. Đồng thời, lá của rau muống bị nhiễm chì thường có màu xanh đen, thân cây cũng giòn hơn bình thường.
Khi luộc
Khi rửa sau, nếu rau muống nhiễm chì thì hóa chất sẽ có nhiều bong bóng nổi lên. Đồng thời, qua quá trình luộc rau, nếu rau muống nhiễm chì sẽ có nước mày xanh nhạt nhưng sau khi để nguội, nước rau sẽ đổi thành màu xanh đen và có kết tủa vẩn đen.
Khi ăn
Rau muống nhiễm chì khi ăn có vị chát, không ngọt, mùi hơi hắc. Trong khi đó rau muống thường có vị ngọt mát, nước luộc rau cũng trong.
Cách rửa, sơ chế rau muống
Nhặt rau
Khi nhặt rau muống, nên loại bỏ những sợi màu trắng bám ở thân. Bởi vì có thể những sợi màu trắng này là nơi trú ngụ của những chất bẩn, ký sinh trùng dưới nước.
Rửa rau
Khi rửa rau muống cần làm sạch từng ngọn. Có thể ngâm từng ngọn đã ngắt vào nước muối loãng từ 10-15 phút sau đó rửa sạch. Hoặc có thể ngâm trong nước gạo cũng là cách làm sạch có thể được.
Lưu ý rau rửa càng nhiều nước sẽ sạch nhưng động tác rửa cũng cần khoắng liên tục, không nên sợ rau bị dập mà rửa qua loa rất dễ bị nhiễm độc. Sau khi rửa để ráo nước rồi mới chế biến. |
Bảo quản
Sau khi rửa có thể để vào túi bảo quản, đặt trong ngăn mát tủ lạnh 1-2 ngày mới ăn. Điều này giúp cho rau muống phân hủy bớt các chất độc hại hoặc hóa chất được phun trong quá trình trồng.
Chế biến
Khi luộc rau phải luộc chín tới, không ăn rau tái. Tuyệt đối không ăn rau muống sống rất dễ nhiễm sán hoặc vi khuẩn vào cơ thể. Một số người thường chần qua rau mới nấu hoặc chế biến là điều không nên. Vì cách làm này có thể làm mất thời gian và trong quá trình chần làm giảm bớt màu sắc cũng như chất lượng vitamin có trong rau.
Bên cạnh đó chị em có thể tự trồng rau muống ở nhà, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lại tiết kiệm.
Qua bài viết trên hy vọng chị em sẽ có thêm những thông tin có ích hơn cho việc lựa chọn rau muống an toàn cho gia đình của mình nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Cách trồng rau muống trong thùng xốp
- 10 kiểu xào rau muống khiến cả nhà mê tít
- Những mối nguy hiểm của rau muống ít người để ý