Trước ngày bé đi tiêm, các mẹ ăn khoảng chục ngọn rau tía tô rồi cho con bú, ăn càng nhiều càng tốt.
Bé sốt và sưng đau tại chỗ sau khi tiêm phòng là mối quan tâm lo lắng của nhiều bà mẹ. Sau khi tiêm văcxin phòng bệnh, trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ như sốt, tại chỗ tiêm sưng, đỏ, cứng và đau. Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, các phản ứng thường là nhẹ và sẽ hết 1 - 3 ngày sau tiêm. Tuy nhiên nhiều trường hợp trẻ sốt miên man, kéo dài rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Công dụng lá tía tô
Theo lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa, tía tô là một vị thuốc có tác dụng trừ phong hàn, giải cảm phong hàn, làm ra mồ hôi, hạ sốt và giải độc rất tốt.
công dụng của tía tô
Cách làm
Trước hôm đi tiêm, các mẹ nên mua rau tía tô về rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn rồi cho con bú càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm xong mẹ cũng cần cho con bú nhiều để tránh mất nước. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp con không bị sốt. Bé dùng sữa ngoài thì mẹ có thể giã lá tía tô, hòa với nước ấm rồi cho bé uống.
công dụng của tía tô
>> Xem thêm: Trà mật ong tía tô chống cảm cúm
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng những cách sau:
Chườm đá lạnh:
Sau khi bé tiêm ngừa, các mẹ lấy bông y tế đắp vào chỗ tiêm cho khô. Sau đóm chườm lạnh bằng cách mang theo sẵn khăn lạnh cất trong túi giữ lạnh.
công dụng của tía tô
Dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm:
Cách khác là dán một miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm, bé sẽ không đau mà giảm được sốt, không quấy khóc.
công dụng của tía tô
>> Xem thêm: 3 Món cháo hạ sốt đơn giản và dễ làm tại nhà
Cho trẻ uống nước đường:
Để giảm cảm giác đau của trẻ khi tiêm phòng, bạn có thể pha đường với nước sôi để nguội, cho bé uống trước, trong và sau khi tiêm. Vị ngọt sẽ khiến cơn đau của trẻ nhẹ dịu hơn.
công dụng của tía tô
Bôi kem hoặc gel gây tê tại chỗ:
Đây cũng chính là giải pháp giúp trẻ giảm đau nhanh chóng. Bố mẹ chỉ cần bôi khoảng 1gr vào chỗ tiêm trước tiêm khoảng 1 tiếng thì để vacxin phát huy hết công dụng cho cơ thể của trẻ. Đặc biệt các loại kem hay gel gây tê này không có tác dụng phụ nên rất an toàn khi sử dụng.
công dụng của tía tô
Uống nước sắn dây hoặc nước đậu đen:
Các mẹ có thể cho con uống thêm sắn dây hay uống nước đỗ đen cũng ngăn ngừa và làm giảm cơn sốt.
công dụng của tía tô
>> Xem thêm: Cách làm nước đậu đen rang
Sử dụng lá nhọ nồi:
Khi bé sốt, các mẹ rửa sạch nắm lá nhọ nồi (cỏ mực), tráng nước sôi để nguội, để 1 chỗ cho ráo nước. Con bắt đầu có hiện tượng sốt thì giã nắm lá đó ra, chắt lấy ít nước đun sôi lên cho con uống 1 chút, phần bã còn lại đắp lên thóp và gan bàn chân. Nếu bé sốt quá cao có thể lấy nước ấm lau người nhưng không được để nước rớt lên người bé.
công dụng của tía tô
Bù nước và điện giải:
Cho trẻ uống đủ nước, tránh để trẻ bị mất nước do sốt, với trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú mẹ. Với trẻ đã cai sữa thì tốt nhất là cho uống gói Oresol dành cho trẻ em (vừa bù nước, vừa bù muối mất qua mồ hôi) hoặc cho ăn cháo muối loãng.
công dụng của tía tô
Sử dụng khoai tây:
Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát thật mỏng, đắp lên vùng chỗ tiêm của bé. Khoai tây khá mát nên sẽ giảm được cơn đau.
công dụng của tía tô
Lưu ý: Cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.
Với những cách làm trên, nhiều phụ huynh đã có thể chủ động xử lý khi trẻ bị đau và sốt sau khi tiêm chủng và phòng tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Chúc các mẹ thành công!
Có thể bạn quan tâm: