Đau dạ dày cấp tính có thể do nhiều nguyên nhân như: Nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori), ngộ độc thực phẩm, dùng thuốc kháng sinh khiến niêm mạc dạ dày bị trợt, sung huyết hoặc có thể hình thành ổ loét. Nếu không điều trị kịp thời có thể hình thành viêm loét mạn tính, khiến bệnh nhân cảm thấy dễ đau khi: Căng thẳng, sợ hãi hay tức giận, lo lắng bồn chồn, ăn uống không đúng bữa hoặc ăn quá no, ...
Việc điều trị bệnh đau dạ dày bằng dùng thuốc phải đi đôi với việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày cũng như phòng tránh các thực phẩm kiêng kỵ có thể làm bệnh tình nặng thêm. Do đó, người bệnh dạ dày cần tuân thủ các quy tắc ăn uống sau đây để bệnh tình nhanh khỏi:
1. Ăn uống điều độ và vừa đủ lượng
Cho dù có đói hay không thì người đau dạ dày nên ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn đúng giờ và vừa no sẽ giúp tiêu hóa và hấp thụ tốt dinh dưỡng. Tránh trường hợp ăn quá no hoặc quá ít sẽ tạo áp lực lớn lên thành dạ dày, dịch tiêu hóa tiết không đều, tiêu hóa kém.
2. Thực hiện phương châm ăn chậm & nhai kỹ
Ăn chậm sẽ giúp hạn chế được các tình huống mắc nghẹn thức ăn. Nhai kỹ khiến thức ăn bị nghiền nát mịn hơn, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, khi ăn chậm và nhai kỹ thì lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn sẽ có ích hơn cho niêm mạc dạ dày.
3. Hạn chế thực phẩm ngâm muối
Người bệnh dạ dày không nên ăn mặn vì khiến dạ dày phải bỏ sức nhiều hơn để tiêu hóa muối, sẽ làm chậm đi quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó, nên kiêng ăn các loại: Mắm cá, khô, các món dưa muối chua, ...
4. Kiêng các món chiên nhiều dầu mỡ
Dầu mỡ là chất rất khó tiêu hóa, tạo áp lực cho dạ dày. Bên canh đó, ăn nhiều thức ăn chiên nhiều dầu mỡ sẽ khiến máu nhiễm mỡ, béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ...
5. Ít dùng đồ sống hoặc lạnh
Khi ăn những đồ ăn sống hoặc lạnh thì niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích mạnh, có thể dẫn đến tiêu chảy và làm nặng thêm tình trạng viêm dạ dày.
6. Không dùng chất kích thích
Bia rượu, ớt, tiêu cay, thuốc lá, ... là những chất có tính kích thích mạnh đối với lớp niêm mạc dạ dày. Trong đó thuốc lá có thể gây co lại mạch máu của hệ tiêu hóa, khiến máu ít được vận chuyển đến thành dạ dày, dẫn đến sức đề kháng của lớp niêm mạc dạ dày giảm.
7. Uống nước lọc hợp lý
Nên uống nước lọc lúc sáng sớm sau khi vệ sinh răng miệng và 1 tiếng đồng hồ trước bữa cơm. Nên tránh uống nhiều nước ngay khi vừa ăn xong sẽ làm loãng dịch dạ dày, làm chậm tiêu hóa. Ngoài ra, trong bữa cơm, bạn cũng không nên ăn nhiều chén canh một lúc vì cũng sẽ làm bạn ăn ít nhưng nhanh nó nước. Ngay sau đó rất nhanh đói trở lại.
8. Bổ sung vitamin C
Sẽ có ích cho dạ dày khi cung cấp vitamin C vừa đủ cho cơ thể trong mỗi ngày. Bổ sung vitamin C có thể giúp kháng viêm, kích thích và hổ trợ tiêu hóa.
9. Giữ ấm vùng bụng
Người bệnh đau dạ dày phải nhớ thường xuyên giữ ấm cho vùng bụng để hoạt động tiêu hóa thức ăn luôn diễn ra trơn tru. Tránh làm bụng lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày bị suy giảm.
Ăn uống hợp vệ sinh, vận động thể dục điều độ, giữ cho tâm trạng thoải mái và nghỉ ngơi hợp lý sẽ nhanh chóng chữa khỏi bệnh viêm loét ở dạ dày, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng của dạ dày.
(Nguồn: khoahoc.tv)