Sử dụng nước hầm xương để nấu cháo cho trẻ ăn dặm thực sực không hề tốt như tưởng tượng của các mẹ. Hãy tìm hiểu những lý giải vì sao các mẹ không nên sử dụng thường xuyên nước hầm xương nấu cháo ăn dặm cho trẻ ngay sau đây nhé!
1. Lượng canxi trong nước hầm xương thấp
Người ta đã phân tích 100ml xương hầm chỉ chứa 33,5 mlg canxi, chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu canxi của trẻ. Khi ninh xương, lượng canxi trong nước xương hầm không nhiều, hơn nữa đó lại là canxi vô cơ khiến trẻ không hấp thụ được. Khiến trẻ chậm mọc răng, thấp còi, ...
2. Sự chênh lệch lượng canxi và phốt pho trong nước hầm xương cao
Tỷ lệ canxi và phốt pho cân đối thì cơ thể mới có thể hấp thu được canxi.
Trong cháo nấu từ nước hầm xương thì lượng canxi cao hơn nhiều so với phốt pho nên cơ thể sẽ lấy phốt pho từ cột sống của trẻ ra để cân bằng việc hấp thụ dẫn đến trẻ dễ bị còi xương thứ cấp.
3. Quá nhiều chất béo "no"
Sử dụng xương nhiều tủy chứa quá nhiều chất béo no khiến trẻ khó tiêu, dẫn đến chậm hấp thu dinh dưỡng thức ăn. Nếu như trẻ ăn quá nhiều và quá thường xuyên, nguy cơ bị tiêu chảy rất cao.
4. Thiếu chất dinh dưỡng
Nước hầm xương chứa nhiều nitơ, tạo cảm giác ngọt, mùi thơm, ngon miệng, dễ ăn nhưng ít đạm, canxi, lại cản trở việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Vì thế nếu chỉ dùng nước xương hầm nấu cháo cho trẻ, trẻ sẽ có nguy cơ bị thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng.
5. Trẻ lười nhai, chán ăn
Ở giai đoạn ăn dặm, nếu như trẻ thường xuyên được nấu cháo nhuyễn với nước hầm xương mà không có thêm các thành phần khác như thịt, cá, rau xanh... trẻ sẽ dần hình thành thói quen lười nhai và kén ăn, ngại ăn các loại thực phẩm khác, vì cháo nấu bằng nước xương luôn tạo cảm giác thơm ngon và ngọt hơn. Về lâu dài, việc này ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến thói quen ăn uống của trẻ.
Qua những thông tin trên mong rằng các mẹ có thể có được nhận thức đúng hơn về việc sử dụng nước hầm xương thế nào là tốt nhất cho trẻ ăn dặm nhé!
(Nguồn: afamily.vn)