Tất cả những bí quyết để có một chiếc bánh trung thu homemade ngon tuyệt hảo?

bởi 20/08/2019

Bạn đang có ý định làm cho mùa Trung Thu năm nay thêm ý nghĩa. Bạn muốn tự tay chuẩn bị cho mùa đoàn viên. Hãy trang bị cho mình ngay bí quyết để có một chiếc bánh trung thu ngon tuyệt hảo ngay tại nhà từ bài viết dưới đây nhé!

Cách đây vài năm, nhiều người xem chuyện làm bánh trung thu là một việc vô cùng khó khăn tại nhà. Nhưng những năm trở lại đây, nhờ những công thức chia sẻ của các bà nội trợ trên internet. Việc làm bánh trung thu tại nhà dần phổ biến hơn. Bài viết này sẽ tổng hợp lại những bí quyết để giúp bạn có một mẻ bánh trung thu tuyệt hảo.

bánh trung thu nướng

Nước đường bánh nướng đạt chuẩn giúp vỏ bánh mềm và đẹp hơn

Nước đường bánh nướng là một nguyên liệu không thể thiếu khi làm vỏ bánh trung thu. Nước đường bánh nước có tác dụng làm chất lỏng xúc tác trong quá trình nhào bột, giúp vỏ bánh mềm, màu sắc đẹp và tạo nên hương vị thơm và ngọt.

Đây là nguyên liệu được chuẩn bị trước khá lâu, ít nhất là 1 tháng. Nước đường càng câu sẽ càng đậm màu và thơm hơn

Nước đường bánh nướng

>> Xem thêm: Cách làm Nước đường làm bánh Trung Thu nướng

Nguyên liệu chính để làm nước đường bánh nước là đường và ít nước, mùi thơm từ chanh (hoặc thơm), nấu trong thời gian khá lâu để đạt chuẩn.

Quan trọng nhất, khi nấu nước đường bánh nướng, phải kiểm ra nước đường đã đạt chuẩn. Nếu nước đường lỏng, bánh sẽ nhão và mềm. Nhưng nếu đươc đường quá đặc, vỏ bánh sẽ khô và nứt. Hãy xem cách làm nước đường bánh nướng tại nhà sử dụng được sau 10 - 14 ngày và cách kiểm tra độ đạt chuẩn của nước đường. Với cách kết hợp đường trắng và đường nâu, loại nước đường này sẽ có màu sắc đẹp lại không ảnh hưởng chất lượng bánh.

Chọn đúng bột để vỏ bánh trung thu xốp dẻo

Độ ngon của vỏ bánh phụ thuộc rất nhiều vào độ ngon của bột. Có những loại bột thông dụng được nhiều người dùng như bột bánh mì số 13, bột bánh ngọt, bột mì đa dụng (Meizan, Táo đỏ, Sanh Ký...), bột bánh trung thu pha sẵn,...Những loại bột khác nhau sẽ làm ra vỏ bánh trung thu có chất lượng khác nhau. 

bột để vỏ bánh trung thu xốp dẻo

Bột bánh mì sẽ cho ra vỏ bánh chắc tay, cứng cáp nhưng khá khô. Bột bánh ngọt và bột mì đa dụng lại cho ra vỏ bánh có độ mềm dẻo. Nhiều chị em cùng bột bánh trung thu pha sẵn theo tỉ lệ, thành phẩm vẫn đảm bảo ẩm mịn và xốp. Bạn cũng hoàn toàn có thể trộn bột mì đa dụng cùng bột bánh mì để cho ra vỏ bánh có độ ẩm và xốp mềm vừa phải nhưng lại không khô và nứt vỏ. 

Để làm vỏ bánh trung thu, bạn trộn bột cùng lòng đỏ trứng gà, nước đường bánh nướng, dầu ăn, có thể thêm chút bơ đậu phộng và trộn đều. Ủ trong khoảng 30 phút để bột thấm nước, dẻo mịn. Bột đạt chuẩn là bột không quá dẻo cũng không quá khô, vò thành viên nhỏ không bị nứt và bể. 

Làm nhân bánh đúng cách đảm bảo độ ngon và thời gian bảo quản

1. Nhân ngọt phải sên đúng chuẩn

sên nhân bánh trung thu
>> Xem thêm: Cách làm Nhân đậu đỏ bánh trung thu

Những lưu ý khi sên nhân ngọt (nhân đậu xanh, hạt sen, trà xanh, đậu đỏ, khoai môn, lá dứa, chanh leo,...):

  • Nguyên liệu chính để sên nhân như đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, hạt sen... phải được luộc/ hấp chín nhừ. Bí quyết ở giai đoạn này là ngâm đậu cùng với 1/2 lượng đường chuẩn bị và nước sôi khoảng 2 tiếng cho đậu ngấm vị ngọt và mềm nhanh. Sau đó luộc đậu ngập nước đến khi mềm.
  • Đừng ngại xay đậu cùng nhiều nước sẽ giúp đậu mềm nhuyễn. Đậu càng nhuyễn, thành phẩm sẽ mềm mại và dẻo mịn. Nếu không có máy xay, bạn có thể vừa nguyền và rau đậu qua nhiều lần đến khi mịn.
  • Sên nhân càng khô ráo, càng dẻo mịn thì thời gian bảo quản càng lâu.
  • Sên nhân cùng một ít dầu dừa sẽ giúp nhân thơm ngon hơn. Chú ý không sên lửa lớn, dầu dừa phân hủy sẽ hại cho sức khỏe.
  • Sên nhân trên lửa nhỏ và vừa để tránh khét, nhân không tách nước hoặc không quá khô. 
  • Nhân đạt chuẩn không dính tay, viên tròn đứng vững, không chảy.

2. Sơ chế nguyên liệu và trộn nhân thập cẩm vừa phải

nhân bánh trung thu thập cẩm

>> Xem thêm: Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm trứng muối

Khi sơ chế nguyên liệu và trộn nhân bánh trung thu thập cẩm cần lưu ý:

  • Mỡ luộc sơ và ngâm qua đường cát để mỡ trong và giòn theo tỉ lệ đường bằng 1/2 mỡ, ngâm ít nhất 6 tiếng nơi khô ráo. Tốt nhất nên chuẩn bị mỡ trước 1 ngày. 
  • Luộc hạt sen cùng với đường để ngấm vị và ngon hơn.
  • Các nguyên liệu càng thái nhuyễn càng ngon (không xay).
  • Đảm bảo các nguyên liệu ráo và hoàn toàn khô nước.
  • Thêm bột bánh dẻo, một ít nước để bột nở, tạo độ kết dính. 
  • Dùng nước đường bánh nướng và nước tương/ dầu hào để tạo vị mặn và ngọt thay vì muối và nước đường.
  • Nhào nguyên liệu vừa tay đến khi nào cảm thấy có độ nặng, ép nhân vào thành âu, thấy nhân dính lại thành khối là được.

Nặn bánh kỹ và nướng bánh đúng quy trình

Quyết định tính thẩm mỹ của bánh chính là quá trình gói nhân, nặn bánh và nướng bánh:

  • Miết sát vỏ bánh và nhân, không cho không khí lọt vào gây tách nhân và vỏ.
  • Ép khuôn chặt tay và đều lực để họa tiết bánh sắc nét. 
  • Vỏ bánh trung thu nướng đúng kỹ thuật là bánh sau khi ra lò thường cứng như bánh quy. Sau từ 1 đến 2 ngày, phần dầu trong nhân bánh sẽ dần thấm ra ngoài làm mềm vỏ bánh.
  • Vỏ bánh trung thu tốt nhất nên dày khoảng 0.3 - 0.5mm. Nếu lớp vỏ quá mỏng, bánh sẽ dễ nứt và hở nhân ra ngoài. Trái lại phần vỏ dày, bánh sẽ cứng khô và dễ ngán.
  • Trước khi mướng bánh, hãy nhớ làm nóng lò ở khoảng 160 - 175 độ C trong 15 phút. 

cách nặn bánh trung thu đúng chuẩn

  • Xịt nước vừa và đủ làm ẩm mặt bánh, không thịt nhiều làm mất nét bánh.
  • Hỗn hợp để phết mặt bánh thường là lòng đỏ trứng gà, dầu ăn và 1 ít nước. Có bạn còn pha thêm nước đường bánh nướng để tăng độ ngọt và màu sắc.
  • Quét trứng từ 2 đến 3 lần trong lúc nướng và canh đúng nhiệt độ theo từng lần nướng để bánh vàng nhưng lại không bị nứt vỏ.
  • Quét trứng bằng cọ mềm, quét mỏng. Nếu quét trứng quá dày, bánh sẽ dễ khét mặt và nứt vỏ.
  • Nướng bánh ở nấc giữa của lò.
  • Sau mỗi lần nướng, cần mang bánh ra ngoài, xịt nước và để cho bánh nguội mới quét trứng.

Thời gian nướng bánh trung thu:

Lần 1: Nướng 180 - 190 độ C trong 5 đến 8 phút tùy theo kích thước bánh.

Lần 2: Nướng 190 - 200 độ C trong 5 đến 7 phút.

Lần 3: Nướng bánh ở khoảng 160 - 180 độ C đến khi bánh chín.

Chỉ cần ghi nhớ những bí quyết trên, bạn hoàn toàn có thể tự làm ra một mẻ bánh trung thu homemade thơm ngon lại đẹp mắt tại nhà.

Có thể bạn quan tâm: