Thực phẩm hữu cơ đang được người dân Việt Nam tích cực chào đón và tiêu thụ. Loại thực phẩm này được nuôi trồng và thu hoạch trong môi trường không sử dụng thuốc chống sâu bệnh, thuốc kích thích tăng trưởng hay hóa chất nào. Để có thành phẩm đạt chuẩn mất khá nhiều công sức cũng như thời gian dẫn đến chi phí cao nên vẫn có số đông người dùng cảm thấy e dè. Vậy thực phẩm hữu cơ là gì và nó có thật sự tốt không? Hãy cùng bài viết bên dưới tìm để hiểu rõ hơn về khái niệm này.
Thực phẩm Organic (thực phẩm hữu cơ) là gì?
Phương pháp nuôi trồng hữu cơ và sinh động học là trồng trọt ưu tiên bảo vệ môi trường. Không phụ thuộc vào các sản phẩm hóa học như thuốc trừ sâu hay phân hóa học. Thực phẩm hữu cơ được nuôi trồng kết hợp bởi các phương pháp hiện đại với nền tảng tự nhiên để cho ra những sản phẩm không hóa chất, tươi và sạch nhất.
Thay vì sử dụng thuốc trừ sâu, phương pháp trồng hữu cơ ngăn chặn sâu rầy bằng cách nuôi trồng đa dạng các vụ mùa khác nhau, xoay vòng vụ mùa, sử dụng những chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường. Ngoài ra phân bón súc được sử dụng cũng được tạo bằng phương pháp tự nhiên, sử dụng các loại rau, củ thừa, bị hỏng...
Khác với thực phẩm sạch, vì đặc tính khác biệt quá trình canh tác mà thực phẩm hữu cơ hoàn toàn không chứa bất kỳ sản phẩm hóa học nào, mang lại lợi ích tuyệt đối với sức khỏe của con người cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên.
Thực phẩm Organic có tác động như thế nào đối với cơ thể chúng ta?
Điều đầu tiên phải kể đến khi so sánh thực phẩm hữu cơ với các loại thực phẩm truyền thống là thành phần thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ động vật và các hóa chất thấp hơn, gần như bằng không. Ngoài ra thực phẩm hữu cơ còn nói không với các chất GMO (chất gây biến đổi gen). Việc này góp phần bảo vệ sức khỏe hệ miễn dịch con người.
Thực phẩm hữu cơ nói không với thuốc trừ sâu, phân hóa học cũng như các chất GMO
Kế đến là mùi vị của thực phẩm hữu cơ. Vì được nuôi trồng trong môi trường đặc biệt, không bị phơi nhiễm với các chất độc hại nên thực phẩm hữu cơ có mùi vị thơm, tươi ngon và thuần khiết hơn nhiều so với các thực phẩm thông thường. Hiện nay thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam không quá khó để mua. Bạn có thể tìm và sử dụng để có nhận xét chính xác nhất.
Một số loại trái cây, rau củ thậm chí chứa gấp nhiều lần hàm lượng dinh dưỡng so với các loại được trồng truyền thống
Về giá trị dinh dưỡng, thực phẩm hữu cơ giữ được trọn vẹn các dưỡng chất cũng như khoáng chất vốn có của các thực phẩm thông thường. Các nhà khoa học đã chứng minh một số loại thực phẩm như táo, lê, nho, cam, khoai tây, thịt, trứng,... có gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba lần dinh dưỡng so với các thực phẩm thông thường.
Thực phẩm Organic được chừng minh rằng có CLA hơn so với các loại thực phẩm khác
Bên cạnh đó, động vật được nuôi theo chuẩn quy trình Organic được chăn thả ở môi trường tự nhiên, sản sinh lượng CLA gấp nhiều lần động vật được nuôi theo mô hình công nghiệp. Loại axit béo này là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ tim mạch.
Làm cách nào để nhận biết các loại nhãn Organic?
Theo bộ nông nghiệp Mỹ - USDA, Để được chứng nhận và cấp nhãn hữu cơ, sản phẩm nông nghiệp bắt buộc phải nuôi trồng, bảo quản ở điều kiện không thuốc trừ sâu, không phân bón tổng hợp, công nghệ sinh học hay phóng xạ hóa học.
Ngoài ra, các tiêu chí và quy định nghiêm ngặt cho việc gắn nhãn Organic được USDA đặt ra để giúp người dùng nhận biết một cách chính xác cấp độ chất hữu cơ có trong sản phẩm.
- Nhãn “100% Organic” Dành cho thực phẩm hoàn toàn hữu cơ như thịt, các, các loại rau,…
- Nhãn “Organic” Dành cho thực phẩm có ít nhất 95% thành phần hữu cơ.
- Nhãn “Made with Organic” Dành cho thực phẩm có nguyên liệu là thực phẩm hữu cơ và có chứa 70% thành phần hữu cơ.
Một số khái nhiệm và loại nhãn có thể bị nhầm lẫn với Organic
Có khác nhiều nhãn mác phân loại thực phẩm trên thị trường. Người dùng khi tìm kiếm các loại thực phẩm này dễ bị nhầm lẫn và không biết nên chọn tin dùng loại nào. Các nhãn và khái niệm dưới đây đều có một ý nghĩa riêng, tuy nhiên lại không phải là “hữu cơ”
1/ Natural (Thực phẩm tự nhiên)
Nhãn “Natural” hay “all-natural” là một trong số các loại nhãn vô dụng nhất với tên gọi ám chỉ sản phẩm được làm bởi nguyên liệu lấy từ thiên nhiên. Tuy nhiên bao gồm cả các chất được tổng hợp từ các thành phần thiên nhiên. Sản phẩm được gắn nhãn mác này đa dạng từ thức ăn, mỹ phẩm cho đến đồ chơi
2/ Free-Range (Thực phẩm sản xuất qua quy trình nuôi thả)
Nhãn mác này được gắn cho các sản phẩm như bơ, trứng, sữa, thịt,.. được sản xuất từ các loại động vật chăn thả ở các đồng cỏ. Tuy nhiên không có yêu cầu nghiêm ngặt gì về thức ăn của các loại động vật này. Động vật được nuôi ở điều kiện sống tốt hơn nhưng không có nghĩa thức ăn của chúng hoàn toàn “hữu cơ”
3/ GMO-Free (Thực phẩm không biến đổi Gen)
Nhãn “GMO” cho tới nay vẫn chưa được pháp luật công nhận do một số hạn chế về phương pháp thử nghiệm cũng như nguy cơ lây nhiễm bởi cây trồng hay vật nuôi khác. Tuy nhiên vẫn được một số tổ chức công nhận. Tuy nhiên lại một lần nữa, thực phẩm “None-GMO” hay “GMO-free” đều không phải là thực phẩm nuôi trồng bằng chất hữu cơ.
4/ GAP (Thực phẩm sản xuất qua quy trình thực hành nông nghiệp tốt)
Đây ắt hẳn không phải sản phẩm hữu cơ, mà là sản phẩm được sản xuất bởi quy trình có sử dụng phân bón hóa học. Tuy nhiên hàm lượng các thành phần hóa học này đều được kiểm định để đạt chuẩn an toàn cho phép theo tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice).
Sau khi đã hiểu rõ hơn về thực phẩm Organic. Bạn có thể tìm đến và sử dụng như nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng và không độc hại cho gia đình. Cùng tham khảo một số món ăn để áp dụng ngay vì sức khỏe gia đình chúng ta nào.
Cách làm món Bò kho quen thuộc thơm ngon bổ dưỡng
Công thức món Sườn xào chua ngọt cho bữa cơm ngon miệng
Món canh bí đỏ thịt băm vừa thơm ngon, bổ dưỡng mà lại dễ làm vô cùng
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!