Trứng bắc thảo là loại trứng có mày đen đặc trưng, thường được dùng ăn kèm với súp, cháo,...Ngoài mùi hương đặc trưng thu hút, trứng bắc thảo còn được phổ biến nhiều vì đặc tính tốt cho sức khỏe. Vậy cách làm trứng bắc thảo tại nhà bồi bổ sức khỏe như thế nào và trứng bắc thảo có cần luộc trước khi ăn không? Cùng tìm hiểu xem nhé!
Những lợi ích của trứng bắc thảo với sức khỏe
Trứng bắc thảo là món đặc trưng đặc biệt nhất trong ẩm thực châu Á nói chung và ẩm thực Việt Nam và ẩm thực Trung Quốc. Phương Tây ưu ái gọi loại trứng này là "trứng ngàn năm" vì họ không thể lý giải tại sao trứng lại chuyển sang màu đen như thế.
Để làm trứng bắc thảo, người ta chuẩn bị hỗn hợp trà đen đặc, vôi tôi, muối, trấu và tro than đốt cháy (hoặc bùn nhão) trộn đều và để qua đêm. Qua ngày hôm sau, cho trứng vịt vào hỗn hợp này và ngâm trong vòng từ 3 đến 5 tháng là dùng được.
Theo nghiên cứu, sau quá trình ủ, lòng trắng trứng đã chuyển hóa thành dạng thạch chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt cho những người ăn kiêng, giảm mỡ.
1. Trứng bắc thảo tốt cho hô hấp:
Trứng bắc thảo giàu vitamin A, bảo vệ hệ hô hấp, thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng lượng hồng cầu trong cơ thể, phòng chống các bệnh về phổi và viêm hô hấp.
2. Trứng bắc thảo giúp cầm máu:
Trứng bắc thảo có khả năng kích thích hồng cầu sinh trưởng, tạo hồng cầu mới, cầm máu, tốt cho những bệnh nhân có bệnh xuất huyết, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định.
3. Trứng bắc thảo giải rượu hiệu quả:
Trứng bắc thảo giải độc rượu rất tốt, giúp bài tiết chất cồn nhanh chóng. Đồng thời giúp người say giảm được các triệu chứng như đau đầu, mặt đỏ, bảo vệ màng dạ dày khỏi tác hại của rượu.
4. Trứng bắc thảo giúp giải nhiệt rất tốt:
Trứng bắc thảo có công dụng giảm nhiệt cho những người hay mắc chứng lở miệng, nổi mụn nhọt, gan nóng, giảm độc trong máu.
Ngoài ra, trứng bắc thảo còn giúp thuyên giảm các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, sạch ruột, cầm tiêu chảy, bảo vệ mạch máu, tăng cường trí thông minh và bảo vệ đại não.
Cách tự làm trứng bắc thảo đảm bảo an toàn không lo hóa chất
Có khá nhiều thông tin về việc trứng bắc thảo không được bọc từ những nguyên liệu tự nhiên mà ngâm háo chất làm người dùng rất hoang mang. Trứng bắc thảo ngâm hóa chất, lòng trắng có màu vàng không đồng nhất, còn lòng đỏ cũng chuyển sang tái đen. Trứng có mùi khai, tanh và vị đắng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng học cách làm trứng bắc thảo tại nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và gia đình nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm 30 trứng bắc thảo:
- 30 quả trứng vịt
- 1/2 muỗng cà phê bột diêm sinh
- 3 muỗng cà phê bột quế
- 1 muỗng cà phê đinh hương
- 50 gr trà mạn
- 1 bó rau dền gai
- 40 lá trắc bạch diệp
- 3 muỗng cà phê phèn chua
Hướng dẫn chi tiết cách làm trứng bắc thảo tại nhà:
Bước 1: Trứng vịt mua về rửa sạch, lau khô, sau đó đem ngâm với 1 lít nước đã hòa phèn chua trong 3 ngày mới được lấy ra. Trong 3 ngày này, là thời gian lòng trắng trứng sẽ biến đổi trong suốt như thạch rau câu đấy.
Nếu bạn muốn xác định đâu là loại trứng vịt tốt để làm trứng bắc thảo thì hãy thả trứng vào nước muối, nếu trứng chìm thì là loại trứng tốt, còn trứng nổi, không chìm xuống thì không thích hợp để làm trứng bắc thảo nhé.
Bước 2: Đinh hương sao vàng, tán nhỏ. Bồ kết đem nướng cháy thành than rồi giã hoặc xay nhuyễn như bột. Pha trà mạn với khoảng 700ml nước sôi, vắt lấy nước còn bã bỏ đi. Rau dền gai phơi khô, đốt lấy tro (nếu không có rau dền có thể thay bằng vỏ trấu). Lá trắc bạch diệp giã nhỏ rồi trộn với bột quế và bột diêm sinh. Đem tất cả những thứ trên trộn đều ta sẽ được hỗn hợp bùn chuẩn bị cho bước tiếp theo.
Bước 3: Quét bùn phủ kín toàn bộ từng quả trứng, lăn qua lớp vỏ trấu mỏng sao cho thật đều. Xếp đầu nhọn của trứng xuống dưới, đặt trong một cái hũ hoặc bình kín, chôn xuống đất khoảng 3 đến 5 tháng. Trong thời gian 3 tháng lớp bùn bên ngoài sẽ khô lại.
Xem và lưu lại công thức làm trứng bắc thảo tại nhà nhé!
Có cần luộc trứng bắc thảo trước khi ăn không?
Trứng bắc thảo khi ăn có cần luộc không là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Câu trả lời là trứng bắc thảo có thể ăn sống hoặc luộc đều được nhé. Trứng bắc thảo sống sẽ mềm, dẻo và hơi dính. Nhưng đến bạn muốn ăn trứng bắc thảo có lớp ngoài dai giòn sần sật thì nên gỡ ỏ lớp đất bên ngoài, rửa sạch và luộc chúng từ 15 đến 20 phút. Chú ý, trứng có thể bị nổ vỡ ra ở đầu trứng, nên luộc lửa vừa và đậy nắp nồi khi luộc nhé!
Sau khi đã có một mẻ trứng bắc thảo thơm ngon, ngại gì mà không vào bếp ngay. Tham khảo những món ngon với trứng bắc thảo dưới đây nhé!
Cháo trứng bắc thảo thơm ngon giải nhiệt
Món trứng hấp đơn giản bắt cơm với trứng bắc thảo
Thử trổ tài với món súp cua thập cẩm hấp dẫn này xem nhé!
Trứng bắc thảo là một món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng không nên lạm dụng với số lượng nhiều nhé. Hãy tự tay làm trứng bắc thảo để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và gia đình, chúc bạn thành công!
Có thể bạn chưa biết: