Blog

10 Lợi ích khi cho trẻ vào bếp mà các bậc cha mẹ không ngờ đến

bởi Di Chần
Wed, 17 Jan 2018 14:22:00 GMT

Chúng ta thường có mặc định rằng trẻ em là không nên vào bếp phụ giúp ba mẹ nấu ăn vì trẻ còn nhỏ chưa biết gì, sẽ không giúp được gì cho ba mẹ hay không an toàn đối với trẻ. Nhưng thực ra, các bậc cha mẹ đều không biết rằng khi cho con trẻ vào bếp cùng mẹ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời, không những vậy đây còn là cách giáo dục trẻ cực kì hiệu quả nữa đấy. Vậy tại sao chúng ta không thử để trẻ cùng vào bếp nào?

Chúng ta thường có mặc định rằng trẻ em là không nên vào bếp phụ giúp ba mẹ nấu ăn vì trẻ còn nhỏ chưa biết gì, sẽ không giúp được gì cho ba mẹ hay không an toàn đối với trẻ. Nhưng thực ra, các bậc cha mẹ đều không biết rằng khi cho con trẻ vào bếp cùng mẹ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời, không những vậy đây còn là cách giáo dục trẻ cực kì hiệu quả nữa đấy. Vậy tại sao chúng ta không thử để trẻ cùng vào bếp nào?

Lợi ích không ngờ đến khi cho trẻ vào bếp

1. Tăng sở thích khám phá ở trẻ nhỏ

- Trẻ nhỏ khi được mẹ cho vào bếp sẽ kích thích khả năng khám phá, tìm tòi. Trẻ sẽ luôn hào hứng với tất cả mọi thứ có trong căn bếp xinh, từ các loại thực phẩm đến cách chế biến và những thứ mới lạ hâp dẫn trẻ.

- Trẻ sẽ tích cực trò chuyện cùng bạn, điều này giúp gắn kết tình cảm gia đình hơn. Đồng thời trẻ sẽ quan sát xem bạn đang làm gì, làm như thế nào. Điều này rất có lợi cho trẻ.

2. Trẻ được trải nghiệm cảm giác

- Khi vào bếp, trẻ sẽ tiếp xúc với các loại thực phẩm từ khô cứng đến mềm ướt. Những thứ này sẽ giúp trẻ trải nghiệm cảm xúc chân thật nhất khi thử chạm vào, bẻ những thực phẩm khô hoặc những lúc làm sạch rau củ. Và trẻ sẽ biết được những món ăn được làm từ đâu, cơm được nấu từ gì.

- Tất cả sẽ ghi nhớ trong kí ức cũng như não bộ của trẻ và sau này khi lớn lên những kỉ niệm về khoảnh khắc được vào bếp cùng mẹ còn đọng lại mãi.

3. Tế bào thần kinh của trẻ hoạt động tốt hơn

- Các quá trình chuẩn bị, chế biến và nấu thực phẩm đều sẽ được phản chiếu qua các tế bào thần kinh của trẻ. Mặc dù trẻ chỉ ngồi và xem bạn làm hoặc đôi khi giúp một ít việc vặt thì chính những hành động đó khiến tế bào não của trẻ phát triển dần và hoạt động tốt hơn.

- Đồng thời, những hành động này sẽ lưu lại trong đầu của trẻ, dần dần khi lớn lên tự động trẻ sẽ có thể làm được việc bếp núc mà không cần phải chỉ bảo trẻ nữa.

4. Giúp trẻ hình thành tính độc lập từ nhỏ

- Ngay lúc trẻ được bạn cho phép vào bếp phụ giúp công việc nấu nướng chính là khoảnh khắc hình thành sự độc lập từ từ của trẻ.

- Những nghiên cứu cho thấy, những trẻ có tham gia vào công việc gia đình sẽ hoàn thành tốt công việc học tập trên trường lớp tốt hơn, tự tin hơn. Đó cũng là điều kiện cho trẻ dễ dàng hình các mối quan hệ với mọi người xung quanh khi lớn lên.

5. Giúp trẻ hiểu được những con số trong toán học

- Khi bạn cho trẻ xem những công thức nấu ăn, đếm các loại thực phẩm như cà rốt, củ cải… trẻ sẽ hiểu được sơ về các con số trong toán học.

- Từ đó, trẻ sẽ bắt đầu học môn toán học và những môn liên quan đến con số dễ dàng hơn.

6. Giúp trẻ nhận biết mặt chữ sớm hơn

- Bạn cho trẻ nhìn vào các hướng dẫn nấu ăn sẽ giúp trẻ nhận ra được các mặt chữ sớm hơn và khi bắt đầu đến trường trẻ học cũng dễ dàng hơn.

- Đồng thời, trẻ có thể đọc được i a các con chữ và nhận biết được các loại hình ảnh món ăn. Điều giúp nhận thức của trẻ được nâng cao hơn.

7. Giúp trẻ dễ ăn hơn

- Trong quá trình nấu nướng, trẻ được bạn cho nêm thử các loại món ăn khác nhau và điều này giúp trẻ dễ ăn, tránh tình trạng trẻ bị kén ăn do độ tuổi của trẻ.

- Và việc nếm món ăn cũng giúp trẻ ăn được nhiều loại đồ ăn khác nhau.

8. Giúp trẻ thích thú khi làm việc

- Trẻ được phép giúp bạn những việc đơn giản như rửa rau củ, nêm nếm giúp bạn và chính nó khiến trẻ cảm thấy thích thú, tự hào vì được làm một việc nào đó, được tự đưa ra những giải quyết cho công việc đó. Khi lớn trẻ sẽ dễ tạo sự thích thú trong các việc khác nhau hơn.

- Trẻ cũng học được những kĩ năng bổ ích như: làm thế nào để kết hợp các loại thực phẩm với nhau, làm thế nào để chuẩn bị, hiểu thêm về khái niệm đo lường, thời gian nấu chín thức ăn. Sau này, trẻ có thể nấu từ món đơn giản đến phức tạp.

9. Dạy trẻ tiết kiệm thức ăn

- Trẻ vào bếp được bạn chỉ dạy về sự quý trọng của các loại thực phẩm và món ăn. Nhờ đó, trẻ học được cách trân trọng đồ ăn và không phung phí chúng.

- Không chỉ vậy, còn giúp trẻ tập thói quen ăn uống lành mạnh và những điều tố đẹp đến từ các loại thực phẩm tươi.

10. Giúp trẻ cảm nhận được sự yên bình

- Công việc phụ giúp bạn nấu nướng sẽ giúp trẻ xa rời tivi, điện thoại cũng như các thiết bị điện tử, xa rời thế giới ồn ào. Nơi đây giúp trẻ cảm nhận được sự bình yên trong cuộc sống, dạy trẻ cách sống chậm, bình tĩnh và dành nhiều thời gian cho những người thân yêu.

Lứa tuổi nên cho trẻ vào bếp

- Độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi: ở tuổi này trẻ chưa có nhiều nhận thức, bạn có thể cho trẻ vào nhìn mình nấu nướng và hỏi trẻ về hương vị món ăn, các loại thực phẩm, cùng trò chuyện với trẻ.

- Độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi: ở tuổi này trẻ có thể làm được một số việc nhỏ và nhẹ như lấy đồ giúp mẹ, nếm món ăn, lột trứng, dầm bơ... Trẻ cũng hào hứng nói chuyện hơn về các món ăn, bạn có thể nói chuyện cùng trẻ về màu sắc món ăn, nhờ bé miêu tả…

- Độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi: tuổi này trẻ đã nhận thức và biết được nhiều hơn, bạn có thể chỉ dạy trẻ cắt rau củ, trộn thức ăn, cùng nấu cùng anh chị.

- Độ tuổi từ 6 đến 8 tuổi: trẻ có thể lên danh sách những món ăn yêu thích và có thể tự làm những món đơn giản như sinh tố, sandwich, salad… và sử dụng được các loại dụng cụ nhà bếp đơn giản.

- Độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi: ở lứa tuổi này, trẻ có thể tự chuẩn bị đồ ăn sáng cho mình cho cả nhà, tự quyết định các món ăn, có thể đi chợ cùng mẹ, nấu những món đơn giản như trứng chiên, canh…

Hi vọng với 10 lợi ích khi cho trẻ vào bếp sẽ giúp các bậc cha mẹ giáo dục con trẻ được tốt hơn cũng như mang lại sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

8 Bí kíp khi vào bếp Có khi nào bạn rơi vào tình trạng đầu xù tóc rối khi nồi cháo trào ra ngoài. Vậy thì Cooky khuyên bạn không bỏ lỡ bất kỳ điều gì dưới đây. Món Xào Ngon: Cách Làm 9 Món Xào Đơn Giản Cho Bữa Cơm Gia Đình Hãy bổ sung ngay vào thực đơn gia đình bạn 9 món xào đơn giản, lạ miệng cho bữa cơm gia đình thêm ngon. Hãy cùng Cooky vào bếp tìm hiểu thêm cách làm 9 món xào này nhé!

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác