Blog

13 đồ dùng nhà bếp dễ bẩn và gây nguy hiểm nhiều nhất trong căn bếp bạn thường bỏ qua

bởi Di Chần
Thu, 16 Nov 2017 18:07:00 GMT

Bếp luôn là nơi để tất cả chị em nội trợ thể hiện niềm yêu thích nấu nướng của mình. Song những đồ dùng nhà bếp lại chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại đến sức khỏe và cực kì nhanh bẩn mà dù cho ta có vệ sinh chúng sạch đến cỡ nào đi nữa. 13 đồ dùng sau đây trong căn bếp cực kì dễ bị bẩn mà hầu như tất cả chúng ta đều không để ý đến.

Bếp luôn là nơi để tất cả chị em nội trợ thể hiện niềm yêu thích nấu nướng của mình. Song những đồ dùng nhà bếp lại chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại đến sức khỏe và cực kì nhanh bẩn mà dù cho ta có vệ sinh chúng sạch đến cỡ nào đi nữa. 13 đồ dùng nhà bếp cực kì dễ bị bẩn mà hầu như tất cả chúng ta đều không để ý đến và cách làm sạch đồ dùng nhà bếp cho chị em.

1. Miếng bọt biển rửa chén

Miếng bọt biển rửa chén và thậm chí cả miếng chà nồi rất dễ sinh sôi hàng ngàn vi khuẩn một cách nhanh chóng. Chúng ta lại sử dùng miếng rửa chén này một thời gian rất dài và hoàn toàn không chú ý đến việc nó đã bẩn đến như thế nào.

Vì vậy, để tránh vi khuẩn nảy nở, bạn nên làm sạch thường xuyên bằng cách cho miếng bọt biển vào lò vi sóng và quay trong vài phút hoặc ngâm trong thuốc tẩy pha loãng với nước.

2. Thớt là dụng cụ nhanh bẩn trong nhà bếp

Thớt là dụng cụ dùng để cắt các loại thịt sống, thịt chín và rau củ quả. Tuy nhiên, không nên dùng chung thớt xắt thịt chín chung với thịt sống vì trong thịt sống có chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Đồng thời không nên dùng thớt đã quá cũ, có nhiều vết cắt trên thớt.

Bạn nên thường xuyên vệ sinh thớt bằng chanh và muối để sát khuẩn, diệt vi trùng. Và nên có 3 loại thớt dành riêng cho thịt sống, thịt chín, rau củ quả.

3. Bồn rửa bát 

Sau khi rửa chén, thức ăn và dầu mỡ sẽ còn bám đọng lại trên thành bồn sẽ sản sinh ra vi khuẩn như salmonella và nhiều loại khác gây hại sức sức khỏe. Do đó, bạn nên vệ sinh bồn rửa chén ngay sau khi rửa để vi khuẩn không sinh sôi nhiều hơn.

4. Khăn lau tay nhà bếp

Có lẽ bạn không biết, khăn lau tay chính là một trong những đồ vật bẩn nhất trong nhà bếp. Vì bạn không chỉ lau tay trong khi nấu ăn mà lúc tay ướt hay dính một thứ gì bạn đều dùng khăn lau tay để lau rồi lại nấu ăn. Từ đó, vi khuẩn lây vào trong thức ăn và gây bệnh.

Vì vậy nên thường xuyên giặt khăn tay, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để diệt bớt vi khuẩn.

5. Bản bếp 

Bàn bếp thường là nơi để tất cả các loại đồ, mọi thứ bạn mua về từ thịt tươi, rau củ, hoa quả đến các loại túi đồ khác nhau đều được đặt trên bàn. Điều này đồng nghĩa với việc có hàng ngàn vi khuẩn phát triển trên bề mặt bàn.

Để hạn chế số vi khuẩn có thể sinh sôi nhiều hơn, nên lau bàn thường xuyên bằng vài lát của cải trắng hoặc dưa leo vào nước. Cũng có thể dùng những chất tẩy khùng, khử trùng dành cho bếp để lau.

6. Bếp gas hoặc bếp điện 

Trong quá trình nấu nướng, dầu mỡ, đồ ăn sẽ văng ra và dính trên bếp rất nhiều. Đặc biệt là phía bên dưới bếp gas, chúng ta thường ít khi lau dọn phía dưới mà chỉ tập trung lau phía trên, do đó hàng triệu vi khuẩn sẽ phát triển và bám vào đồ ăn đang nấu.

Tốt nhất sau khi nấu nướng xong nên lau dọn bếp cả phía trên và dưới để bếp luôn được sạch sẽ, an toàn. 

7. Máy xay thịt 

Chắc hẳn gia đình nào cũng sẽ có một chiếc máy xay thịt trong căn bếp của mình. Vì kết cấu khá phức tạp nên nhiều mẹ nội trợ ít vệ sinh máy kĩ càng và thường xuyên. Điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và máy xay thịt là những dụng cụ nhanh bẩn nhất vì chúng ta dùng chúng để xay thịt sống.

Để hạn chế bớt lượng vi khuẩn phát triển nên làm sạch máy xay thịt thường xuyên bằng cách tháo máy, rửa thật kĩ và sát khuẩn lại bằng chanh. 

8. Bình xịt phòng bếp có nhiều chất nguy hiểm

Để giảm bớt mùi đồ ăn trong bếp, nhiều chị em đã dùng bình xịt bếp mà không biết rằng chúng chứa một số hóa chất có thể gây tổn hại đến phổi và thậm chí là gây ung thư. Vì lẽ đó, bạn nên thường xuyên dọn dẹp căn bếp sạch sẽ và nên dùng các sản phẩm tự nhiên như vỏ chanh, cam… để khử mùi và tạo hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu.

9. Nồi và chảo chống dính sản sinh ra khói độc

Nồi chống dính khi nấu với nhiệt quá cao sẽ sản sinh ra khói độc gây hại cho cơ thể, cũng như sức khỏe. Tốt nhất bạn không nên để nồi hoặc chảo chống dính nóng quá lâu trên bếp với nhiệt độ cao. 

10. Tủ lạnh dễ khiến thực phẩm nhiễm khuẩn chéo

Vi khuẩn thường phát triển trong môi trường ẩm ướt và tối tăm, do đó tủ lạnh là nơi cực kì lý tưởng cho chúng. Vì bình thường chúng ta đều cất giữ đồ ăn, thức uống trong đó kể cả đồ sống và chín nên khả năng nhiễm khuẩn chéo rất cao.

Để bảo đảm cho sức khỏe cũng như đồ ăn luôn được an toàn, bạn nên lau dọn tủ lạnh thường xuyên, để thịt và thực phẩm tươi sống ở một ngăn riêng biệt, khử mùi hôi với vỏ cam chanh, với những món không dùng được nữa nên bỏ đi, luôn đảm bảo nhiệt độ ở khoảng 1.7 đến 3.3 độ C.

11. Lò vi sóng

Khi sử dụng lò vi sóng, chúng ta thường không vệ sinh ngay mà để đến khi chúng thật bẩn mới làm sạch một lần. Điều này sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi trong đó và khi hâm nóng thức ăn nhiều lần, nhiệt độ sẽ không thể tiêu diệt hết tất cả vi khuẩn có hại mà thậm chí còn khiến chúng phát triển hơn nữa và nó sẽ xâm nhập vào thức ăn làm chúng ta bị bệnh.

Cách tốt nhất là bạn nên lau dọn lò vi sóng thường xuyên bằng giấm để vi khuẩn bay hết.

12. Các loại tay cầm, công tắc 

Thông thường khi lau dọn nhà bếp, chị em chỉ tập trung vào bề mặt bàn, kệ bếp, sàn nhà… mà đã bỏ qua những tay nắm của tủ lạnh, cửa tủ bếp hay công tắc đèn. Chính những chỗ này là nơi lưu giữ nhiều vi khuẩn, vết bẩn và bạn chạm vào chúng thường xuyên kể cả khi tay sạch lẫn tay bẩn. Như vậy sẽ khiến vi trùng, mầm bệnh truyền sang tay vào cơ thể và thức ăn sẽ gây hại đến sức khỏe.

Để giữ an toàn sức khỏe, nên lau chùi những chỗ này bằng khắn ướt với xà phòng một lần mỗi ngày.

13. Thùng rác 

Thùng rác là nơi đựng thức ăn thừa, rác và nhiều vật khác, vì vậy vi khuẩn dễ tích tụ ở đây và nó gây ra mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.

Để ngăn ngừa những nguy hiểm từ thùng rác, bạn nên khử trùng chúng 1 tuần/lần bằng cách tẩy rửa chúng và khử sạch nơi đặt thùng rác. Điều này cũng giúp làm không khí thoáng, sạch, tránh gây ô nhiễm sang những chỗ khác.

Hi vọng với những thông tin mà Cooky mang đến sẽ giúp ích cho căn bếp của bạn được sạch sẽ, an toàn để gia đình được khỏe mạnh và có những bữa ăn ngon nha.

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Mẹo nhỏ dọn dẹp nhà bếp Với những mẹo vặt dưới đây sẽ giúp các chị em dọn bếp nhanh chóng đấy. Các bạn sẽ rất thích thú và tự hào với căn bếp gọn gàng, sạch sẽ dưới bàn tay của mình. Những thứ độc hại cần tống khứ khỏi nhà bếp Một số đồ dùng sử dụng trong nhà bếp có thể thải khói độc hại và hóa chất vào thức ăn, tích tụ trong cơ thể, gây nguy hiểm đối với sức khỏe của con người. Cách hô biến vật dụng nấu nướng cũ kỹ thành đồ dùng như mới Tham khảo ngay cách xử lý các đồ dùng cũ sau đây để có thể giúp chị em hô biến chúng trở lại nguyên vẹn gần giống lúc mới mua luôn nhé!

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác