Blog

6 loại rau củ quả giúp hạ lipid máu, bảo vệ tim mạch

bởi Xu Xu
Wed, 22 Jun 2016 14:39:00 GMT

Cùng với việc cuộc sống không ngừng được cải thiện, chế độ ăn uống toàn cá thịt cũng theo đó mà phát triển. Tuy nhiên cách ăn uống không hợp lý này khiến nhóm người mắc chứng tăng lipid cũng liên tục gia tăng.

Khi tăng lipid máu, chất béo thừa trong máu có thể sẽ đóng cặn trên thành động mạch, khiến lòng động mạch ngày càng hẹp đi. Điều này dẫn đến hiện tượng xơ vữa động mạch hoặc huyết khối tắc mạch. Từ đó sẽ gây bệnh lý ở tim, gọi là bệnh tim - mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim). Nếu xảy ra ở não thì gọi là tai biến mạch máu não (đột quỵ, nhũn não, xuất huyết não).

Cùng với việc cuộc sống không ngừng được cải thiện, chế độ ăn uống toàn cá thịt cũng theo đó mà phát triển. Tuy nhiên cách ăn uống không hợp lý này khiến nhóm người mắc chứng tăng lipid cũng liên tục gia tăng.

Dưới đây là 6 loại rau củ có tác dụng giúp hạ lipid mà bạn nên biết!

1. Hạt tiêu

Tỷ lệ vitamin C trong hạt tiêu đạt mức cao nhất trong tất cả các loại thực phẩm. Vitamin C có thể cải thiện vi tuần hoàn trong cơ thể, hạn chế làm mỏng mao mạch, đồng thời vitamin C còn có thể giảm bớt hàm lượng cholesterol, là thực phẩm hạ lipid thiên nhiên. Các học giả Nhật Bản phát hiện, vị cay của hạt tiêu có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ngăn chặn sự tích tụ chất béo trong cơ thể, do đó có tác dụng hạ mỡ máu và giảm béo.

Lưu ý: Ăn quá nhiều hạt tiêu có thể kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, dễ dẫn tới các bệnh đau dạ dày, loét dạ dày. Ngoài ra, hạt tiêu thuộc thực phẩm nóng, Đông y cho rằng, người bệnh nên thận trọng khi ăn hạt tiêu.

2. Bông cải (Súp lơ)

Bông cải có hai loại trắng và xanh, bông cải xanh còn gọi là súp lơ, hoa lơ. Giá trị dinh dưỡng của hai loại này đều như nhau, lượng calo của bông cải rất thấp, nhưng hàm lượng chất xơ lại rất cao, còn giàu vitamin và khoáng chất, do đó nó còn được gọi là “dược liệu trời cho”.

Bông cải còn chứa khá nhiều flavonoid. Và flavonoid là chất làm sạch huyết quản rất tốt, có thể loại bỏ hiệu quả sự lắng đọng cholesterol trong máu (hạ lipid máu), còn có thể ngăn chặn sự tập kết tiểu cầu, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.

Lưu ý: Hấp là cách nấu bông cải tốt nhất. Ngâm bông cải trong nước muối khoảng vài phút, sâu trong bông cải sẽ rơi ra ngoài, hơn nữa còn có thể loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.

3. Cà tím

Phần thịt cà tím rất giàu vitamin P, có chức năng là giảm đáng kể nồng độ lipid và cholesterol trong máu. Vitamin P còn có thể làm tăng sự linh hoạt của các mao mạch, cải thiện vi tuần hoàn, có tác dụng hoạt huyết, thông mạch rõ rệt. Ngoài ra, cà tím còn chứa một lượng lớn glycosides, cũng có thể giảm cholesterol trong máu. Do đó, cà tím là thực phẩm lý tưởng đối với những người xơ vữa động mạch.

Lưu ý: Cà tím chiên có thể khiến vitamin P mất đi đáng kể, vì thế nên hạn chế chiên.

4. Tỏi

Tỏi có tác dụng hạ lipid đáng kể và phòng ngừa xơ vữa động mạch, đồng thời có thể ngăn chặn hiệu quả sự hình thành huyết khối. Thương xuyên ăn tỏi có thể có tác dụng bảo vệ mạch máu. Tỏi còn được mệnh danh là “cây thuốc vàng”.

Lưu ý: Thời gian ngâm tỏi không nên quá lâu, tránh để những thành phần hiệu quả bị phá hỏng. Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh gan và bệnh về mắt không nên ăn quá nhiều.

5. Khổ qua (Mướp đắng)

Khổ qua vị đắng tính mát, giàu saponin, có thể kích thích sự tiết insulin, có tác dụng giảm đáng kể lượng đường và cholesterol trong máu. Hàm lượng vitamin B1, vitamin C và nhiều loại khoáng chất trong mướp đắng đều rất phong phú, có thể điều tiết mỡ máu, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, còn có tên gọi khác là “insulin thực vật”.

Lưu ý: Những người mắc bệnh viêm ruột mãn tính không nên ăn nhiều khổ qua, khi ăn nên chiên qua lửa nhanh, đừng hầm quá lâu.

6. Cần tây

Theo Đông y, cần tây tính mát, giàu vitamin và khoáng chất, có thể tăng cường nhu động dạ dày, có tác dụng nhuận tràng. Ngoài ra, còn có thể loại trừ chất béo dư thừa trong đường ruột. Nghiên cứu nước ngoài đã chứng minh, những người thường ăn cần tây, hàm lượng cholesterol trong cơ thể giảm đáng kể, hơn nữa còn có thể hạ huyết áp rõ rệt.

Lưu ý: Những người mắc bệnh viêm ruột mãn tính không nên ăn nhiều mướp đắng, khi ăn nên chiên qua lửa nhanh, đừng hầm quá lâu. Cần tây chứa khá nhiều chất xơ thô, đồng thời có thể tăng tốc độ nhu động ruột, người già hay người bị đau dạ dày lâu không khỏi nên hạn chế ăn cần tây.

Để có một trái tim khỏe mạnh ngoài việc ăn uống hợp lý thì cần kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên nữa nhé!

Nguồn: Afamily.vn

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Nên và không nên ăn gì để tốt cho tim mạch Hiện nay, các bệnh về tim mạch gây tử vong cao nhất thế giới, nguyên nhân một phần do chế độ ăn uống. Vậy, những thực phẩm nào nên và không nên ăn đây. Bài thuốc dân gian chữa bệnh tăng mỡ máu rất hiệu quả Bài viết này xin giới thiệu đến những bài thuốc, vị thuốc đơn giản từ dân gian giúp điều trị hiệu quả đối với bệnh tăng mỡ máu, giúp sống tốt và sống khỏe hơn. Bài thuốc vàng thông tắc động mạch, làm sạch mỡ máu Bài thuốc thông tắc động mạch, làm sạch mỡ máu cần thiết cho mọi người. Cooky sẽ giới thiệu bạn bài thuốc vàng thông tắc động mạch và làm sạch mỡ màu này nhé

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác