Blog

7 loại thức uống giúp giảm nhiệt miệng sau Tết

bởi Cobe lilom
Thu, 02 Feb 2017 10:46:00 GMT

Những ngày sau Tết thì nhiệt miệng là thứ đáng ghét nhất phải không nào? Thế thì nhiệt miệng uống gì để bớt nóng trong người, mau lành đây ta? Mình đã tổng hợp những loại đồ uống chữa nhiệt miệng hiệu quả lại rồi đây, nguyên liệu dễ tìm thấy ngay tại căn bếp luôn nên các bạn hãy thử nhé!

Ngày Tết, bạn nạp quá nhiều thực phẩm nóng, đồ ngọt, đồ chiên, bánh kẹo các loại khiến cho miệng bị nhiệt, lở gây khó chịu, đau nhức. Thay vì uống thuốc, bạn có thể ăn các loại trái cây mát, thức uống giúp thanh nhiệt... Dưới đây là gợi ý 7 loại thức uống có tác dụng thanh nhiệt, chưa nhiều vitamin, nhanh tay áp dụng và đừng để tình trạng này kéo dài nhé!

Trà xanh

Công dụng: Trà xanh có tính kháng khuẩn cao. Ngoài ra, trà xanh còn chứa hoạt chất kháng oxy, có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống 1 lượng nhất định, không nên lạm dụng trà xanh quá.

Cách thực hiện: Trà xanh thường được bán ở các chợ. Bạn mua về rủa sạch loại bỏ lá hỏng, nhặt bỏ bớt cành nhánh, lấy lá và ngọn non. Đun sôi một ấm nước, cho lá trà xanh vào ấm nước, hãm (ngâm) trà khoảng 20 - 30 phút. Sau đó bạn rót ra chai cất tủ lạnh uống dần. Tuy nhiên, lá trà xanh này uống nóng sẽ ngon hơn uống lạnh nhiều đấy ạ.

Trà xanh - thức uống giảm nhiệt miệng rất tốt

Nước cam

Công dụng: Trong nước cam có hàm lượng vitamin C cao, rất tốt cho hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm. Theo các nhà nghiên cứu, trong nước cam có chứa chất folate, vitamin B, đóng vai trò hình thành các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, vết lở loét.

Cách thực hiện: Cắt đôi trái cam, vắt lấy nước cốt cam. Nếu cam ngọt thì bạn có thể không cho đường, nếu cam chua bạn thêm 1 muỗng cà phê đường vào, khuấy đều và dùng thôi. Bạn nên cắt và vắt khi nào uống, đừng vắt trước cam quá lâu cam sẽ mất đi vị thơm nhé.

Đồ uống chữa nhiệt miệng - Nước cam thạch sương sáo 

Rau má

Công dụng: Rau má có tác dụng làm lành vết thương, giảm stress, giảm nhiệt miệng. Ngoài dùng ăn sống bạn có thể nấu canh, xay sinh tố...

Cách thực hiện: Nếu bị nhiệt miệng, cách tốt nhất là giã nhuyễn rau má, hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần tuân thủ nguyên tắc số lượng hay thời gian sử dụng. Bạn có thể cho thêm đậu xanh ninh nhừ, hoặc ít đường để dễ uống hơn nhé.

Đồ uống chữa nhiệt miệng - Rau má đậu xanh

Nhân trần

Công dụng: Nhân trần có vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp... Nếu bạn bị nhiệt miệng có thể dùng nhân trần nhé!

Cách thực hiện: Rửa thật sạch nhân trần bằng nước sạch cho hết bụi bẩn bám bên ngoài. Tráng bình bằng nước sôi cả bên trong bình và ngoài bình. Cho số nhân trần trên vào trong bình, rót từ từ nước sôi vào bình cho sâm sấp nhân trần. Cầm bình lắc qua lắc lại khoảng 1 phút, đổ nước đó đi. Tiếp đến rót từ từ nước sôi vào đầy bình ( khoảng 1 lít nước), đậy nắp kín. Sau 15 phút có thể dùng được. Bạn có thể cho thêm một chút đường phèn nếu muốn vị nước sắc và đậm đà hơn.

Nhân trần là đồ uống chữa nhiệt miệng cực hiệu quả

Bột sắn dây

Công dụng: Theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 - 15gr/ngày. Tùy theo thể trạng và tuổi của từng người.

Cách thực hiện: Phương pháp đơn giản chính là pha với nước sôi để nguội, thêm đường vào (tùy vào sở thích uống ngọt hay không), khuấy đều và uống.

Thức uống giảm nhiệt miệng - Nước sắn dây

Nước khế chua

Công dụng: Khế có vị chua, chứa nhiều vitamin C, tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các chất có trong trái khế giúp vết thương nhanh lành. Bạn nên lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Cách thực hiện: Khế tươi 2 - 3 trái, bỏ cạnh, lấy hột, say sinh tố hoặc nước ép tùy theo sở thích nè. 

Rau diếp cá

Công dụng: Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Trong rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó rau diếp cá có tác dụng rất tuyệt vời trong việc chữa nhiệt miệng.

Cách thực hiện: Rau diếp cá rửa sạch, để ráo nước. Cho rau diếp cá vào máy ép hoặc máy xay, xay nhuyễn, lọc lấy nước, bỏ bã và uống. 

Nước rau diếp cá - Thức uống giảm nhiệt miệng rất dễ làm

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề lở, nhiệt miệng, nóng trong người thì có thể áp dụng những loại thức uống trên. Ngoài ra, nếu trường hợp nặng quá bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Tuyệt chiêu giúp bạn hết nhiệt và lở miệng chỉ trong 1 đêm Bí quyết điều trị và chữa lành vùng da bị lở, nhiệt miệng hiệu quả mà Cooky bày sau đây, sẽ giúp bạn triệt nhanh nhiệt miệng, lở miệng một cách nhanh chóng đấy Mẹo đơn giản giúp thổi bay vết lở miệng cho bé Lấy vài lá chuối tươi nướng trên lửa. Sau đó chờ cho nhiệt độ giảm còn ấm ấm vừa phải rồi chườm lên vết lở loét, mỗi ngày làm 2 - 3 lần.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác