Blog

Hướng dẫn cách phát triển giao tiếp cho trẻ 12 tháng tuổi

bởi Min Min
Mon, 09 May 2016 15:38:00 GMT

Con bạn đã đến thời kỳ bập bẹ tập nói, bạn sẽ làm gì để con được phát triển giao tiếp tốt hơn nào? Cùng tìm hiểu xem phải làm những gì để bạn phát triển khả năng giao tiếp cho con nhé!

Con bạn đã đến thời kỳ bập bẹ tập nói, bạn sẽ làm gì để con được phát triển giao tiếp tốt hơn nào? Cùng tìm hiểu xem phải làm những gì để bạn phát triển khả năng giao tiếp cho con nhé!

Bé giao tiếp bằng cách nào?

Hầu hết mọi trẻ sơ sinh bắt đầu tập nói vào khoảng thời gian từ 12 tháng tuổi. Một số bé có thể tập đi trước và chậm biết nói hơn. Đây cũng là điều bình thường nên nếu sau 12 tháng tuổi, bạn cũng đừng quá lo lắng khi thấy bé chưa biết nói.

Nhìn chung vào giai đoạn này, bé bắt đầu học từ những “mảnh ghép” ngôn ngữ theo một cách riêng mà bạn khó có thể hiểu được. Bé sẽ có phản ứng với những gì nghe được bằng cách pha trộn nhiều từ ngữ tạo thành những âm điệu “bập bẹ” mà người lớn thường cho là “vô nghĩa”. Tiến trình này cứ tiếp tục diễn ra, bé dần dần biết chỉ vào những vật quen thuộc và gọi tên chúng, hoặc nhận ra tên gọi của những người thân bên cạnh, đồ dùng thường ngày hay tên gọi của các bộ  phận trên cơ thể.

Trung bình vào 24 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh biết nói 50 từ hoặc nhiều hơn, có thể sử dụng các cụm từ kết hợp khi giao tiếp và thậm chí là nói tròn câu.

Mặc dù chưa biết đến khi nào bé mới có thể nói được những từ ngữ đầu tiên nhưng trong giai đoạn từ 1-2 tuổi, bạn hãy yên tâm rằng bé có thể hiểu được rất nhiều thứ mà bạn nói với chúng. Bé có thể sẽ nhận ra và có phản ứng lại với những yêu cầu của mẹ như: “Đưa món đồ chơi cho mẹ nào!” và có thể phân biệt được tên gọi của ba khác với mẹ, món đồ chơi này khác với món đồ chơi kia.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ như thế nào?

Khi bạn nói chuyện, bé sẽ lắng nghe và ghi nhớ theo một cách nào đó. Vì thế, thay vì dùng những ngôn ngữ ngọng ngịu của trẻ thơ để nựng nịu bé, bạn hãy cố gắng dùng đúng ngôn ngữ chuẩn khi gọi tên người, nơi chốn, đồ đạc… để nói với bé. Cố gắng nói chậm rãi và dùng những từ ngữ thật đơn giản để bé dễ ghi nhớ.

Em bé 12 tháng tuổi của bạn có thể vẫn sẽ giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ như chỉ trỏ bức tranh hay món đồ bé muốn. Cử chỉ, thái độ của bé trong giai đoạn này sẽ rõ rệt, hoàn thiện hơn và bé có xu hướng bắt chước làm theo các hành động, thể hiện bản thân nhiều hơn và rất thích chơi đùa. Như khi bé chỉ về phía tủ lạnh, bạn có thể hỏi bé bằng lời rõ ràng rằng: “Con có muốn uống nước không?” và đợi bé phản ứng. Sau đó bạn hỏi tiếp: “Con muốn uống gì? Sữa nhé!” Sau đó lấy sữa cho bé uống. Những hành động như vậy sẽ giúp bé hiểu và phản ứng tốt với những cuộc nói chuyện với cha mẹ.

Con của bạn cũng sẽ rất thích thú khi chơi đùa những trò chơi liên quan đến cử chỉ, điệu bộ khuôn mặt như: “Mặt khóc, mặt hề, mặt nhăn nhó, mặt tươi cười…” hay trò chơi gọi tên từng bộ phận cơ thể, gọi tên và chỉ ra những người thân trong ảnh như: “Mẹ con đâu?”, “Tai con đâu?”, “bạn gấu Tedy đâu?”…

Ngôn ngữ của bé sẽ phát triển rất nhanh nhưng việc phát âm sẽ không theo kịp sự phát triển đó. Vì vậy bé thường hiểu trước và biết nói sau nên việc nói chuyện với bé bằng một giọng chuẩn, phát âm rõ ràng sẽ giúp bé nhiều hơn từ cha mẹ.

Sự phát triển ngôn ngữ của bé từ 1-2 tuổi:

  • Từ 15-18 tháng, bé biết nói vài từ ngữ.
  • Từ 18 tháng, bé hay chỉ vào những người thân quen, những bộ phận trên cơn thể.
  • Từ 24 tháng, bé biết nói khoảng 50 từ, ghép nối các từ ngữ để nói tròn câu và có thể làm theo sự chỉ dẫn của người lớn.

Ban đầu bé chỉ giao tiếp bằng cách lắng nghe, tỏ thái độ và nói không tròn vần. Vì vậy các mẹ hãy phát âm chuẩn để bé học theo chứ đừng nhại theo bé nhé!

St

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Những câu nói đùa khiến trẻ tổn thương mà người lớn không biết Trong kí ức mỗi chúng ta, hẳn ai cũng nhớ rõ có một thời thơ dại, mình đã từng ám ảnh hoặc sợ hãi một ai đó cho đến mãi hiện tại... 8 thói quen hàng ngày giúp con nhanh biết nói Thực tế, ngay sau khi sinh bé đã có thể giao tiếp với cha mẹ, nhưng không phải bằng lời nói. Nhăn mặt, vặn mình, khóc... là những cách đầu tiên để bé thể hiện.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác