Blog

Mách bạn cách nhận biết sữa đậu nành thật và sữa chứa hóa chất độc hại

bởi Kim Tuyến Malie
Mon, 16 Oct 2017 08:48:00 GMT

Sữa đậu nành là một thức uống bổ dưỡng dần bị pha chế một cách vô cùng độc hại khiến người tiêu dùng vô cùng bất an. Hãy cùng bỏ túi cách phân biệt sữa thật và sữa giả để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Sữa đậu nành là một loại thức uống quen thuộc và mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trong nhịp sống bận rộn, không có thời gian để tự tay nấu sữa thì mua sữa nấu sẵn bên ngoài  là một phương án được nhiều người lựa. Thế nhưng gần đây, vấn đề sữa đậu nành giả làm từ bột béo và hương liệu hóa chất đã trở thành mối lo lắng của rất nhiều người yêu thích món thức uống này.

Sữa đậu nành, thức uống mang đến một sức khỏe tốt

Sữa đậu nành từ rất lâu đã được biết đến như một loại thức uống có giá trị dinh dưỡng cao phòng ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm. Ngoài việc có thể phòng ngừa bệnh tim mạch, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư vú ở nữ thì sữa đậu nành còn có tác dụng dưỡng trắng da, khỏe tóc, chống lão hóa, phòng ngừa loãng xương và thúc đẩy giảm cân.

Bột béo + hương liệu = sữa đậu nành

Bột béo hay bột đậu hóa chất là một loại bột có màu trắng ngà, có mùi hương và vị béo được bán với giá 55 ngàn một kí. Hương liệu là loại hóa chất có mùi hệt như mùi sữa đậu nành, giúp làm tăng hương vị cũng được bày bán nhiều trên các sạp trong những khu chợ hóa chất với giá 35 ngàn trên 100 gram. Với một nồi sữa 10 lít, chúng ta chỉ cần sử dụng 1 muỗng cà phê hương liệu là bạn đã có một nồi sữa đậu nành dậy mùi thơm nức.

Một kí đậu nành trên thị trường có giá 35 ngàn đồng chỉ có thể nấu tối đa 15 đến 20 lít sữa. Tuy nhiên với 1 kí bột béo và vài giọt hương liệu, đã có thể làm ra ngay 60 lít sữa mà không cần trãi qua quá trình ngâm, xay, và vắt đậu mà lợi nhuận thì không phải bàn đến.

Những loại bột và hương liệu được bày bán rất nhiều trên thị trường

Tác hại của sữa đậu nành hóa chất

Sữa đậu nành làm từ bột béo và hương liệu hoàn toàn chứa hóa chất, không có bất kỳ một giá trị dinh dưỡng nào. Những hóa chất này nếu cơ thể hấp thụ trong một thời gian lâu dài có thể gây ra ung thư hoặc đột biến gen, ảnh hưởng khôn lường tới nhiều thế hệ về sau.

Phân biệt sữa đậu nành nguyên chất và sữa hóa chất

1. Sữa thật có màu trắng ngà

Về màu sắc, sữa đậu nành nguyên chất có màu trắng ngà giống màu của hạt đậu nành, đôi khi có ngả chút xanh lá nhạt do màu của lá dứa nấu chung để tạo mùi vị.  Sữa hóa chất có màu trắng kem đều, nhìn rất đẹp mắt.

2. Sữa đậu nành có độ trong hơn sữa hóa chất

Sữa nguyên chất có màu hơi trong của nước vì trong quá trình xây đậu không hòa tan hẳn cùng với nước, nhìn kĩ thấy chất sữa hơi trong. Đối với sữa hóa chất chúng ta có thể thấy được sữa trắng đục, giống như nước vo gạo.

3. Sau khoảng 15 phút, sữa thật sẽ lắng cặn

Để yên sữa khoảng 15 phút, bạn sẽ thấy cặn đậu nành dưới đáy và sữa cũng hình thành váng khi sữa được nguội. Nếu là sữa hóa chất, sẽ không có hoặc có rất ít cặn dưới đáy và sữa hầu như không đóng váng khi để nguội.

4. Sữa thật có độ béo ít và mùi nhẹ hơn.

Sữa nấu từ hạt đậu nành có độ béo ít và thanh, mùi đậu nành cũng nhè nhẹ. Trong khi đó, sữa hóa chất có độ béo nhiều do bột béo và mùi đậu nành cũng đậm và gắt, uống nhiều sẽ thấy được vị đắng nhẹ. 

5. Khi lắc, sữa thật sẽ tạo rất nhiều bọt

Đây là dấu hiệu dễ dàng nhất để bạn nhận biết được sữa đậu nành thật hay giả. Nếu khi lắc hoặc khuấy sữa, có nhiều bọt nổi lên, đó là sữa thật. Ngược lại, sữa nổi ít hoặc hầu như không nổi bọt thì đó chính là sữa làm từ hóa chất.

6. Sữa nguyên chất có thời gian bảo quản kém hơn

Sữa đậu nành nguyên chất có thời gian bảo quản rất ngắn, nếu để nhiệt độ bình thường, sữa rất dễ dễ bị lên men. Nếu bạn mua sữa vào buổi sáng, đến chiều tối có thể sẽ bị chua hoặc thậm chí còn bị đặc lại giống tàu phớ. Sữa giả vì có hóa chất nên thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn, có khi đến 2 hay 3 ngày chưa thấy bị hôi chua. 

Sữa nguyên chất sẽ có nhiều bọt trên mặt

Sữa đậu nành tuy là một thức uống vô cùng có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên vì một số vấn đề về lợi nhuận, loại thức uống này đang bị lạm dụng bằng nhiều cách và có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Hãy là một người tiêu dùng thông minh bằng cách mua sữa ở những nơi đáng tin cậy, những nhãn hiệu uy tín.

 Ngoài ra để an toàn, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm sữa đậu nành chất lượng ngay lại nhà. 

Công thức làm sữa đậu nành thơm ngon tại nhà.

 

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Những điều cần tránh khi sử dụng sữa đậu nành để tốt cho sức khỏe Tuy sữa đậu nành là thức uống rất tốt với sức khỏe đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Nhưng khi sử dụng ta cần phải lưu ý những kiêng kỵ không dùng chung đấy! Những lợi ích kỳ diệu từ sữa đậu nành Không chỉ ngon, rẻ, sữa đậu nành còn là thức uống có nhiều giá trị dinh dưỡng, giàu acid béo cần thiết, protein, chất xơ, vitamin và chất khoáng. Những điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành Nếu chúng ta sử dụng không hợp lý sữa đậu nành không những không có hiệu quả mà còn không có lợi cho sức khỏe.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác