Blog

Mẹo khắc phục những thói quen xấu cho bé trong sinh hoạt (Phần 2)

bởi gia phat
Wed, 21 Oct 2015 00:00:00 GMT

Trong sinh hoạt, bé thường có những thói quen xấu như mút tay, cắn móng tay, dán mắt vào tivi, lười rửa tay, uống nhiều nước ngọt, ... hãy tham khảo những thông tin sau để các mẹ có thể rút ra những biện pháp khắc phục tốt áp dụng cho các bé nhà mình.

Tiếp theo bài viết cách khắc phục những thói quen xấu cho bé trong sinh hoạt phần 1 chúng ta sẽ tiếp tục liệt kê những thói quen xấu của bé và nhận được sự hướng dẫn khắc phục cho bé thật hiệu quả nhất trong bài viết này.

1. Bé uống quá nhiều nước ngọt

Tác hại

Thông thường trẻ em thích uống nước ngọt. Tuy nhiên, thức uống có đường khi uống với số lượng nhiều là không cần thiết và có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe:
- Thừa cân: Thức uống ngọt có nhiều chất năng lượng và chứa rất ít dinh dưỡng. Thường xuyên uống thức uống ngọt có thể dẫn đến sự mất cân bằng năng lượng và tăng cân quá mức.
- Sâu răng: Trẻ em uống nước ngọt giải khát và nước trái cây thường xuyên, có nguy cơ sâu răng.
- Kén ăn: Thức uống ngọt có nhiều năng lượng làm trẻ em ít đói, không thèm các thức ăn khác. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

Cách khắc phục

Khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước trái cây, sữa… Bổ sung nhiều rau và trái cây tươi trong thực đơn hàng ngày của trẻ. Tránh việc giữ thức uống ngọt trong nhà, không tạo thói quen uống nước ngọt cho trẻ
thói quen xấu. Tránh cho bé uống nhiều nước ngọt.

2. Dán mắt vào tivi

Tác hại

Các nhà khoa học từng đưa ra cảnh báo, tình trạng nghiện xem tivi có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em. Tác hại đầu tiên dễ nhận thấy nhất là mắt trẻ dễ bị cận thị, các tế bào thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, do ngồi một chỗ, ít vận động nên tác phong chậm chạp, dễ béo phì… Lâu dần, bé sẽ trở nên thụ động trong giao tiếp.

Cách khắc phục

Trẻ chỉ có thể bớt xem tivi nếu cha mẹ tạo ra nhiều hoạt động hấp dẫn hơn. Chẳng hạn: Tổ chức trò chơi cho cả nhà, đi công viên, thăm anh em họ hàng… Quy định giờ bật – tắt tivi. Khi trẻ bắt đầu mở tivi, cha mẹ hãy chỉ lên đồng hồ và nói cho trẻ biết được xem 30 phút. Đến chính xác thời điểm nào là phải tắt tivi.

3. Bé lười rửa tay

Tác hại

Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn, vì bé rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu bạn không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus…

Cách khắc phục

Nói cho con biết vì sao cần phải thường xuyên rửa tay. Cho bé tự chọn loại xà bông có hương thơm và màu sắc mà bé thích. Hãy hát khi rửa tay – chẳng hạn như ngâm nga: “Xòe bàn tay, đếm ngón tay” (Bài hát 5 ngón tay ngoan của nhạc sĩ Trần Văn Thụ). Hay những bài có độ dài vừa đủ để bé rửa tay kỹ càng, đồng thời cũng giúp bé không cảm thấy buồn chán. Tập cho bé thói quen rửa tay đều đặn nhiều lần trong ngày, như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ. Một khi đã trở thànhthói quen, trẻ sẽ tự giác rửa tay mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

4. Bé hay mút tay

Tác hại

Mút tay là một thói quen có hại thường dẫn đến các bệnh về tiêu hoá. Khi thường xuyên đưa tay vào miệng, thì dù có rửa tay rồi trẻ vẫn sẽ nhiễm rất nhiều vi trùng, virus, trứng giun sán… Trong khi đó, đường ruột còn yếu nên trẻ dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.
Với trẻ 6 tuổi trở lên (bắt đầu thay răng sữa), thói quen mút tay có thể làm biến dạng hàm, chẳng hạn như hô hay móm.

Cách khắc phục

Nên giám sát thường xuyên để kéo ra mỗi lần bé cho ngón tay vào miệng. Khi thấy con mút tay, hãy thử đánh lạc hướng trẻ. Thu hút chúng trong một hoạt động mà đòi hỏi trẻ phải sử dụng cả hai tay. Trước khi trẻ đi ngủ, hãy cho bé cầm cuốn sách để xem tranh hoặc ôm thú nhồi bông để chúng không còn rỗi rãi với ngón tay. Khi trẻ không mút tay, bạn nên khen trẻ hoặc tặng thưởng trẻ. Với trẻ lớn, nhẹ nhàng giải thích những tác hại của thói quen này cho trẻ hiểu.

Mong rằng với những mẹo nhỏ trên đây thì các mẹ có thể có thêm được những kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăm sóc các bé yêu nhà mình nhé!

Cooky.vn

(Nguồn: xoay24h.com)

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

4 cách sơ cứu bé bị hóc nghẹn mẹ phải biết Hầu như bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đã từng trải qua cảm giác thót tim khi con nuốt phải dị vật, bị hóc, nghẹn ở cổ họng. 6 cách hay khiến bé thích đánh răng Thật hạnh phúc khi nhìn thấy chiếc răng nhỏ xíu của bé đang nhú dần. Kể từ đây, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ trở nên rất quan trọng. Mẹo khắc phục những thói quen xấu cho bé trong sinh hoạt (Phần 1) Trong sinh hoạt, bé thường có những thói quen xấu như mút tay, cắn móng tay, thức khuya, ngủ liền sau khi ăn... hãy tham khảo những thông tin sau để chữa nhé!

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác