Blog

Nên hay không nên uống nước trong khi ăn?

bởi Xu Xu
Thu, 01 Jun 2017 16:32:00 GMT

Trung bình, một người đàn ông trưởng thành nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày. Con số dành cho phụ nữa là khoảng hơn 2,1 lít. Nếu hoạt động nhiều hoặc sống trong vùng khí hậu khô nóng, bạn có thể sẽ cần nhiều nước hơn nữa.

Trung bình, một người đàn ông trưởng thành nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày. Con số dành cho phụ nữa là khoảng hơn 2,1 lít. Nếu hoạt động nhiều hoặc sống trong vùng khí hậu khô nóng, bạn có thể sẽ cần nhiều nước hơn nữa.

"Không nên uống nước trong khi ăn". Chắc hẳn bạn đã từng, ít nhất một lần, nghe về những cảnh báo như vậy. Có một niềm tin rằng vừa ăn vừa uống có thể hại đến quá trình tiêu hóa. Về lâu về dài, thói quen này sẽ gây ra những biến chứng tồi tệ.

70% cơ thể chúng ta là nước. Chẳng có gì phải nghi ngờ về lợi ích của việc uống nước đối với cơ thể. Nhưng liệu có thời điểm nào, khi chúng ta uống nước, có thể làm giảm lợi ích, thậm chí, tạo ra những phản ứng có hại?

Vậy thực hư câu chuyện này như thế nào và liệu chúng ta có nên vừa ăn vừa uống, bất kể đó là rượu, bia, nước ngọt hay nước thường?

Hệ tiêu hóa làm việc như thế nào?

Để có thể hiểu nước và các loại chất lỏng nói chung có thể ảnh hưởng thế nào đến quá trình tiêu hóa, chúng ta phải biết được cách hệ tiêu hóa hoạt động.

Ngay khi bạn bắt đầu đưa thức ăn vào miệng và nhai, đó là điểm xuất phát ban đầu. Các tuyến nước bọt sản sinh ra enzyme phân hủy thức ăn. Nước bọt cũng có nhiệm vụ làm mềm thức ăn, cho phép chúng đi qua thực quản và xuống dạ dày một cách dễ dàng hơn.

Xuống đến dạ dày, thức ăn được trộn với dịch vị chứa axit, chúng sẽ tiếp tục được phân giải thêm một lần nữa. Cuối cùng, một hỗn hợp tạo thành được gọi với cái tên lạ lùng là nhũ mi trấp. Nhũ mi trấp sau đó tiếp tục được trộn với men tiêu hóa từ tuyến tụy và mật xanh từ gan khi nó đi vào ruột non.

Quá trình tiêu hóa bắt đầu ngay từ miệng

Sau khi toàn bộ quá trình này diễn ra, các chất dinh dưỡng trong thức ăn của bạn được hấp thụ vào máu. Máu sẽ phân bổ chúng khắp cơ thể. Quá trình tiêu hóa kết thúc khi những chất cặn bã được đào thải khỏi cơ thể.

Nếu bạn không uống đủ nước, bạn có thể bị táo bón. Điều đó cũng có nghĩa là quá trình tiêu hóa bị kéo dài thêm.

Đồ uống có thể ảnh hưởng đến nước bọt?

Nhiều người ủng hộ quan điểm không nên uống trong khi ăn lập luận rằng đồ uống, đặc biệt là rượu và những loại có tính axit, sẽ làm cạn nước bọt. Do đó, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Sự thật rằng các loại rượu mạnh có thể làm giảm tiết nước bọt, nhưng mức độ là không đáng kể với rượu vang hoặc bia. Bạn có thể yên tâm uống những loại đồ uống có cồn ở nồng độ nhẹ mà không sợ vấn đề này.

Các loại đồ uống có tính axit thì ngược lại, thậm chí có thể làm tăng tiết nước bọt. Rượu mạnh ảnh hưởng đến quá trình tiết nước bọt, nhưng các loại đồ uống thông thường thì không

Uống nước làm loãng axit dạ dày?

Lập luận này cho rằng khi bạn uống nước, axit trong dạ dày sẽ trở nên loãng đến mức không thể phân giải được thức ăn. Nhưng nó chỉ đúng trong điều kiện dạ dày luôn tiết ra một lượng dịch vị nhất định. Trên thực tế, cơ thể chúng ta không làm việc một cách cứng nhắc như vậy.

Sự tiết dịch vị dạ dày cũng đáp ứng theo từng loại thức ăn bạn đưa vào. Uống nước với một lượng vừa phải chắc chắn không pha loãng axit dạ dày và enzyme tiêu hóa.

Đồ uống làm quá trình tiêu hóa nhanh ẩu đoảng?

Đây cũng là một niềm tin phổ biến chống lại việc ăn uống kết hợp.

Ý tưởng này chỉ ra rằng các chất lỏng khi uống vào sẽ đẩy thức ăn rắn rời khỏi dạ dày nhanh hơn. Do đó, chúng làm giảm thời gian tiếp xúc của thức ăn với axit trong dạ dày và enzyme tiêu hóa. Vì vậy mà quá trình tiêu hóa không đảm bảo chất lượng.

Tuy nhiên, nghiên cứu phân tích tốc độ làm rỗng dạ dày chỉ ra thực tế rằng trong khi đúng là chất lỏng đi qua hệ tiêu hóa nhanh hơn so với chất rắn, nó không ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất rắn. Tóm lại, uống đồ uống lỏng trong khi ăn không khiến quá trình tiêu hóa các chất rắn, vì thế, mà trở nên nhanh và ẩu hơn.

Đồ uống có thể cải thiện tiêu hóa như thế nào?

Trái ngược với niềm tin phổ biến rằng vừa ăn vừa uống gây hại quá trình tiêu hóa, thói quen này mang lại khá nhiều lợi ích.

Trước hết, nước và các đồ uống lỏng khác có thể làm cho việc nuốt thức ăn khô dễ dàng hơn. Bạn cứ tưởng tượng xem mình sẽ phải ăn bánh nướng hay bánh quy như thế nào khi không uống nước.

Tiếp đó, chất lỏng có thể phá vỡ các khối lớn của thực phẩm, khiến chúng dễ dàng lưu thông hơn trong đường tiêu hóa. Nhiều loại đồ uống, đặc biệt là nước, hoạt động như một chất bôi trơn tự nhiên cho thành ruột, ngăn chặn đầy hơi, táo bón.

Trên tất cả, bạn nên biết rằng dạ dày phải tiết nước cùng với quá trình tiết axit và các loại enzyme. Nếu không có nước, các enzyme này sẽ không hoạt động hiệu quả.

Như vậy, các loại chất lỏng mà cụ thể là nước là thứ cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Chúng có thể được tiêu thụ cùng bữa ăn với lượng hợp lý. Nhưng chưa hết, vùa ăn vừa uống không chỉ cải thiện quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó còn nhiều lợi ích khác mà bạn nên biết.

Khi nào thì không nên vừa ăn vừa uống?

Bây giờ bạn đã biết rằng nước và các chất lỏng nói chung có tác dụng tích cực lên quá trình tiêu hóa. Nhưng vẫn có những trường hợp mà bạn không nên vừa ăn vừa uống.

Đó là khi bạn bị trào ngược dạ dày. Uống nước trong khi ăn cũng có thể trở thành vấn đề.

Khi bạn uống nước trong bữa ăn, nó sẽ tạo thêm áp lực cho dạ dày. Dù sao thì bạn cũng đã dồn thêm vật chất vào trong đó. Cũng như một bữa ăn lớn, bạn có thể bị trào ngược axit.

Trào ngược axit dạ dày xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới của bạn không đóng ngay sau khi thức ăn trôi qua đó. Nó khiến axit trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, gây ra tình trạng đau rát vùng ngực hay chứng ợ nóng.

Ngoài ra, một số loại đồ uống sẽ khiến tình trạng axit trào ngược tồi tệ hơn như rượu, cà phê, trà, đặc biệt là đồ uống có gas. Vì vậy, nếu không may là một trong số những người có vấn đề với chứng ợ nóng, axit trào ngược, bạn nên hạn chế việc vừa ăn vừa uống.

Từ bài viết này chúng ta rút ra được kinh nghiệm là khi ăn không nên vừa ăn vừa uống nước, điều này không tốt cho sức khỏe. Các bạn nên chú ý nhé!

St

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Uống nước đá sao cho đúng? Một mẹo nhỏ cho chúng ta khi uống nước đá là uống một cách từ từ, chậm rãi. Điều này sẽ làm hạn chế tình trạng nhiệt độ thay đổi đột ngột. Thực đơn ăn kiêng bằng nước lọc, bạn đã biết chưa? Mẹo giảm cân nhanh và an toàn với nước sẽ cực hữu ích cho các cô nàng mũm mĩm từng áp dụng rất nhiều phương pháp khác mà không thành công. Nước lọc với tác dụng bất ngờ ngăn ngừa 9 loại bệnh Nếu trước khi ngủ ta uống một cốc nước, độ nhớt của máu có thể sẽ giảm đi rất nhiều, các nguy cơ phát bệnh tim mạch đột ngột sẽ được khống chế tốt hơn.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác