Blog

Nên làm gì khi mọc răng khôn?

bởi Lùn Lém Lĩnh
Wed, 18 Nov 2015 18:42:00 GMT

Hầu như ai trong quá trình phát triển của răng cũng trải qua việc mọc răng khôn. Răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm, là thủ phạm của những cơn đau có thể rất ghê gớm. Vậy làm gì khi mọc răng khôn để giảm những cơn đau cũng như phiền toái mà nó đem lại. Liệu có nên nhổ hết răng khôn hay không?

Hầu như ai trong quá trình phát triển của răng cũng trải qua việc mọc răng khôn. Răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm, là thủ phạm của những cơn đau có thể rất ghê gớm. Vậy làm gì khi mọc răng khôn để giảm những cơn đau cũng như phiền toái mà nó đem lại. Liệu có nên nhổ hết răng khôn hay không?

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn (còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ tuổi 17 trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7. Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm, tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm. Do mọc sau cùng nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc một cách bình thường, dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm. Những trường hợp này gọi chung là mọc kẹt, nghĩa là cái răng đó không có đủ chỗ để mọc lên.

2. Những ảnh hưởng khi mọc răng khôn

Khi răng khôn hàm dưới mọc ngầm, có thể sẽ có nang thân răng bao quanh và gây viêm nhiễm. Răng khôn mọc lệch sẽ dễ gây kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng miệng, dẫn đến viêm nhiễm, hôi miệng và đôi khi cứng hàm. Răng khôn hàm trên nếu thiếu chỗ thường mọc chếch ra phía má và phía sau. Trong lúc ăn nhai, bệnh nhân dễ cắn phải má. Nói chung, răng khôn hàm dưới thường gây biến chứng nhiều hơn và nặng hơn hàm trên. Biến chứng thường gặp khi răng khôn hàm dưới mọc lệch là viêm túi quanh răng khôn rồi lan ra mô mềm xung quanh. Bệnh viêm lợi tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.

>> Xem thêm: Những mẹo nhỏ giảm đau nhức răng hiệu quả

Ngoài ra, mọc răng khôn cũng là nguyên nhân huỷ hoại xương và răng xung quanh. Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu hủy, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó. Trong một số truờng hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ…gây nguy hiểm đến tính mạng. Do tính chất nguy hiểm của răng khôn nên quan tâm đến việc làm gì khi mọc răng khôn sẽ rất hữu ích để bạn biết cách xử lý kịp thời trong từng tình huống.

3. Làm gì khi mọc răng khôn?

Giữ gìn vệ sinh răng miệng

– Khi mọc răng khôn, lợi sẽ bị đỏ và sưng, rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn phải thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%), đặc biệt là sau khi ăn. Dùng bông thấm nước sát trùng tra vào chỗ răng mọc, giữ nguyên từ 15 – 20 phút, làm 2 lần/ngày.

– Mọc răng khiến lợi sưng to và ảnh hưởng đến thần kinh gây đau nhức đầu. Ngoài việc uống thuốc giảm đau, bạn có thể tác động vào các dây thần kinh nhỏ ở khu vực mu bàn tay sẽ gây kích thích một vùng của não, ngăn chặn cơn đau. Vì vậy, chỉ cần dùng đá lạnh xoa nhẹ trên mu bàn tay, chỗ tạo thành hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ sẽ giúp hạn chế cơn đau răng.

Nên thường xuyên xúc miệng bằng nước muối sinh lý

– Nên dùng chỉ nha khoa sau khi ăn.

– Chườm đá: Lấy đá bọc vào miếng vải sạch, sau đó chà lên các khu vực răng bị đau. Thực hiện vài lần trong ngày, nước đá có tác dụng gây tê, giảm bớt sự đau đớn.

– Trong trường hợp có triệu chứng sưng đau, sốt thì dùng kháng sinh, liều dùng theo chỉ định của bác sỹ.

Phương pháp giảm đau bằng dân gian

Khi quá trình mọc răng gây đau phải làm gì khi mọc răng khôn? Trước hết, bạn có thể áp dụng một trong số những cách giảm đau tại nhà sau đây:

- Dùng lá lốt

Tác dụng của lá lốt: ôn trung, hạ khí và giảm đau hiệu quả. Lấy hai nắm cành và lá lốt đem rửa sạch, sau đó cho lá lốt vào nước và sắc đặc với 1 chén nước, cho thêm ít muối. Ngậm nước hàng ngày vào buổi sáng, trưa và tối sẽ làm hạn chế cơn đau.

- Dùng tỏi

>> Xem thêm: Cách phân biệt tỏi Trung Quốc độc hại với tỏi Lý Sơn, Đà Lạt

Tỏi chứa chất gây tê tự nhiên, có tác dụng giảm đau rất tốt. Bóc 1 nhánh tỏi sau đó nghiền nát rồi cho vào 1 chén nước nhỏ, bỏ thêm một chút muối khuấy đều. Dùng bông thấm hỗn hợp nước vào chỗ đau ngày 3 lần (sáng, trưa, tối) sẽ giảm đau.

- Dùng hành tây

Hành tây có tính kháng viêm, giảm đau hiệu quả nhưng mức độ của nó tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Bạn chỉ cần dùng 1 nhánh hành tây giã nhỏ và đặt lên răng bị đau, tiếp tục thực hiện cho đến khi cơn đau không còn.

- Dùng lá bạc hà

Lá bạc hà ngoài công dụng làm thơm miệng thì nó còn có tác dụng trị các bệnh về răng miệng và nướu chắc khỏe. Bạn hãy lấy lá bạc hà khô đặt lên răng, cắn chặt trong 20 phút và lập lại thao tác này nhiều lần trong ngày cho đến khi cơn đau dịu đi.

- Dùng dầu ô liu

>> Xem thêm: Những cách tẩy trắng răng bằng dầu oliu cho hiệu quả bất ngờ

Dầu ô liu ngoài tác dụng làm đẹp thì nó còn có thể giảm đau cho răng khôn nữa đấy. Bạn chỉ cần bôi dầu này lên răng và nướu thì cảm giác đau sẽ giảm bớt.

- Dùng dưa leo

Chỉ với vài lát dưa leo đặt trên răng và nướu trong khoảng nửa tiếng là đã cắt cơn đau hiệu quả. Các loại vitamin và khoáng chất có trong dưa leo sẽ được mô hấp thụ và cơn đau sẽ bớt.

- Dùng nước muối

Nước muối là bạn đường của răng miệng vì thế bạn nên súc miệng bằng nước muối hoặc nước muối sinh lý hàng ngày để sát khuẩn, giảm đau.

- Dùng thuốc

Uống thuốc là biện pháp giảm đau nhanh và hiệu quả nhất. Thông thường cơn đau do mọc răng khôn chỉ kéo dài vài ngày nên việc bạn cần làm là uống thuốc cho đến khi cảm giác đau nhức không còn.

Ngoài ra: Các phương pháp giảm đau bằng bấm huyệt, bằng thảo mộc và mẹo vặt rất có ích trong trường hợp bệnh nhân là bà bầu mọc răng khôn mà không được uống thuốc giảm đau.

4. Một số lưu ý khi mọc răng khôn

Trong trường hợp bị sốt cao, đau nhức kéo dài hoặc răng mọc xiên, lệch, bạn nên đến bác sỹ nha khoa để được tư vấn về cách xử trí hợp lý. Sau khi có kết quả chụp X – quang, bác sỹ sẽ có những chỉ định phù hợp như: trích mủ, cắt lợi trùm hay nhổ răng… Các biện pháp chuyên khoa này phải được thực hiện tại các trung tâm nha khoa uy tín và do bác sỹ giỏi thực hiện.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp răng khôn đều được khuyên nên nhổ để phòng tránh những nguy cơ khó lường nhất.

Nếu bạn đã, đang và sẽ mọc răng khôn thì đừng bỏ qua bài viết hữu ích này của Cooky nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Cooky.vn

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Răng ố vàng và những nguyên nhân bất ngờ chúng ta lại quên đi rằng có những lý do rất gần gũi ngày càng làm răng bạn xấu đi. Cùng tìm hiểu để phòng và tránh, để có hàm răng trắng sáng nhất có thể nào. 11 mẹo nhỏ giảm đau nhức răng hiệu quả Thực tế, có những mẹo giảm đau nhức răng rất hiệu quả mà bạn không phải uống bất kỳ loại thuốc giảm đau nào. Cùng Cooky tìm hiểu rõ hơn nhé! Công Nghệ Tẩy Trắng Răng Bằng Trái Cây Siêu Đỉnh Làm trắng răng bằng trái cây là một liệu pháp đơn giản, tự nhiên và đặc biệt vừa an toàn vừa hiệu quả đấy các bạn ạ!

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác