Blog

Nguyên nhân phía sau những tiếng khóc của trẻ

bởi Minh Chu
Fri, 08 Jul 2016 09:18:00 GMT

Trẻ khóc khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bối rối khiến họ gặp nhiều khóc khăn trong việc tìm hiểu nguyên nhân. Các bậc cha mẹ nên biết là đằng sau tiếng khóc của trẻ sẽ ẩn chứa rất nhiều nguyên nhân do tâm sinh lý hoặc do bệnh mà các bạn nên cần tìm hiểu rõ.

Tiếng trẻ khóc là điều xảy ra cực kỳ bình thường ở trẻ nhỏ. Đằng sau những tiếng khóc đó có thể bộc lộ ra những vẫn đề liên quan đến sinh lý hoặc do bệnh các mẹ nên tìm hiểu để nắm rõ chúng nhé!

1. Bé khóc do sinh lý

Đói bụng: Một tiếng kêu chậm, lớn hoặc một tiếng kêu lớn bị gián đoạn bởi tiếng mút tay có thể là lời kêu cứu vì đói của con. Đặc biệt, nếu lần cuối bạn cho bé ăn là cách bây giờ 2 tiếng đồng hồ, khả năng này còn cao hơn rất nhiều nữa đấy! Khát nước cũng là một nguyên nhân làm bé khóc như vậy. Mẹ nên cho con uống nước hoặc sữa để làm dịu cơn khác hoặc đói của con.

Buồn ngủ: Để thông báo rằng mình đang buồn ngủ, bé có thể bắt đầu với một tiếng khóc nhỏ. Sau đó, nếu bé vẫn không ngủ được, tiếng khóc sẽ lớn dần và ngày càng ồn ào hơn. Lúc này, bạn cần vỗ về và an ủi một chút để nhóc có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Sợ hãi: Bụng mẹ là môi trường bé đã quen thuộc suốt trong nhiều tháng liền. Chính vì vậy, nhiều bé sẽ cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc với một môi trường mới. Bé sẽ dễ giật mình và khóc. Nếu nhóc của bạn cũng đang như vậy, bạn nên an ủi con và tạo cho bé cảm giác an toàn và được bảo vệ.

Cảm giác không thoải mái: Có rất nhiều nguyên nhân làm bé không thoải mái, như cảm giác khó chịu vì ẩm uớt, đầy hơi hay tiếng ồn ào… Tất cả đều có thể làm bé khóc. Những lúc như vậy, mẹ nên kiểm tra kỹ để tìm nguyên làm con khóc. Nếu khóc vì tã uớt, mẹ hãy thay tã cho bé. Còn nếu vì thời tiết quá nóng làm con khó chịu, mẹ nên thay quần áo mỏng và thấm hút hơn cho con.

Bị đau: Nếu bạn nghe tiếng khóc thét lên của con, có thể bé đang bị đau một chỗ nào đó trên cơ thể. Có thể do côn trùng cắn hoặc cũng có thể là do bao tay qúa chặt làm con bị đau. Ngay lúc đó, mẹ nên kiểm tra toàn thân của con, xác định bé bị đau ở đâu và xoa dịu chỗ đau cho con. Nếu không thể làm con hết đau, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nhi. Không nên thử những cách dân gian chưa được khoa học chứng minh để giúp con giảm đau. Vì đôi lúc, cách này sẽ làm hại con hơn là giúp con.

Buồn: Nếu bé khóc thật to và bạn đã kiểm tra hết tất cả những lý do trên mà vẫn không tìm được nguyên nhân làm con khóc? Rất đơn giản. Dành cho con một cái nhìn hoặc một cái vuốt ve. Bé chỉ khóc vì không thể cảm thấy được sự quan tâm từ bạn mà thôi.

2. Bé khóc do bệnh

Viêm ruột, tiêu chảy, các vấn đề về tiêu hóa, ký sinh trùng: Cũng là nguyên nhân làm con khóc. Bắt đầu với tiếng khóc ổn định, không nhanh không chậm nhưng nếu nhìn kỹ, mẹ có thể thất gương mặt nhợt nhạt, đẫm mồ hôi của con. Thậm chí bé có thể bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc khóc lớn hơn khi mẹ đụng vào bụng.

Nghẹt mũi, nhức đầu, cảm cúm: Trong những trường hợp này, bé sẽ khóc liên tục không ngừng nghỉ, đặc biệt là vào ban đêm. Kèm theo đó là sốt, khó thở và bỏ bữa. Nếu bé ngừng khóc và có dấu hiệu khò khè, bé có thể bị viêm phổi. Nếu tiếng khóc đi kèm với tiếng rên rỉ liên tục, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.

Viêm tai: Nếu khóc, sốt và liên tục lắc đầu hay xoa tai, rất có thể bé bị viêm tai giữa. Mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra cẩn thận hơn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nếu bé khóc suốt ngày, hoảng sợ và đổ nhiều mồ hôi, nhất là những lúc mẹ “xi”, có lẽ bé bị viêm đường tiết niệu. Nếu bé có nôn mửa và trong phân có máu, bé có thể bị lồng ruột.

Hãy tự trấn tỉnh chính bản thân và hướng ý nghĩ đến tìm hiểu nguyên rõ nguyên nhân đằng sau tiếng khóc của trẻ để có thể dỗ dành trẻ nhé! Vì nếu cứ để trẻ khóc trong thời gian dài là việc không tốt đối với trẻ đấy! Nếu gặp những trường hợp quá khó khăn có thể tìm đến bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn.

(Nguồn: marrybaby.vn)

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Những loại lá tắm tốt cho trẻ sơ sinh Một số lá như lá dâu tằm, lá khế, lá kinh giới... có tác dụng rất tốt trong việc tắm cho trẻ. Cooky hướng dẫn cho bạn cách sử dụng mang lại hiệu quả nhất. Cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh: Nên hay không nên? Da đầu bé sơ sinh rất mỏng, nếu có chút bất cẩn, việc cắt tóc cho trẻ sẽ dẫn đến nguy cơ trầy xước da, dẫn đến nhiễm trùng da. 15 món đồ gắn liền với trẻ sơ sinh mẹ nào cũng cần biết Việc chuẩn bị những món đồ cho em bé sắp chào đời cần những gì? Các mẹ cùng vào đây để xem 15 món đồ mà mẹ nào chuẩn bị sinh em bé cũng phải sắm nhé!

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác