Blog

Những cách phạt con khéo léo giúp trẻ tiến bộ và thông minh

bởi Tử La Lan
Mon, 30 May 2016 11:59:00 GMT

Quát mắng hay đánh đòn khi trẻ làm sai đều là những hành vi bạo lực, không những đôi khi phản tác dụng, trẻ không biết nhận lỗi còn dẫn đến tâm sinh lý sau này của trẻ sẽ dễ bị tiêm nhiễm những thái độ ứng xử từ chính cha mẹ. Do đó các bậc phụ huynh cần phải khéo léo xử lý những tình huống khi trẻ mắc lỗi để trẻ không những biết nhận ra lỗi sai của mình mà thông qua đó còn biết và học hỏi được cách ứng xử khôn ngoan từ người lớn.

Khi trẻ mắc lỗi thì ở phương diện giáo dục thì nên trách phạt là điều hoàn toàn đúng. Những có trách cũng nên vận dụng một cách khéo léo nhất để trẻ có thể ngoài việc nhận ra được khuyết điểm lỗi sai của bản thân, vừa có thể học hỏi rút ra được cách xử lý khôn ngoan mà chúng đã quan sát và kiểm chứng được từ bố mẹ. Sau đây là một số gợi ý tình huống giúp các phụ huynh có thể có cách trách phạt khéo léo mỗi khi trẻ mắc lỗi để có thể giúp trẻ tiến bộ và thông minh bạn có thể tham khỏa nhé!

1. Cãi vả hoặc đánh nhau giữa các trẻ là anh chị em trong nhà

Gợi ý phạt: Cho các con phải ôm nhau trong vòng vài phút hoặc phải chung tay làm 1 công việc trong nhà.

Lý do: Phải ôm ấp và làm việc kề sát với người mà mình vừa xảy ra cãi vả, đánh mắng thì thật là khôi hài khiến các bé ngoài nhận được 1 bài học thích đáng dù có khó chịu cũng phải thực thi thì còn giúp trẻ có cơ hội ở gần, dễ tiếp xúc lại và có nhiều cơ hội hòa giải với nhau. Tuy nhiên bố mẹ phải thường xuyên túc và quan sát khi cho các bé làm chung việc, để có thể khiến các bé không thể tiếp tục đánh mắng nhau nữa nhé!

2. Khi bé vứt đồ chơi lung tung hoặc không sắp xếp gọn gàng sau khi chơi

Gợi ý phạt: Tịch thu và niêm phong những đồ chơi mà bé thích trong 1 khoảng thời gian nhất định cho đến khi bé chấp nhận việc mình làm là sai. Kem theo đó là không tiếp tục mua những đồ chơi khác cho bé.

Lý do: Phải làm cho trẻ nhận ra rằng nếu không biết trân trọng một thứ gì đó thì sẽ không có tư cách tiếp tục giữ chúng ở bên mình nữa. Phải con tính cách ngăn nấp gọn gàng, có ý tứ trước sau

3. Khi bé ăn vạ, gào khóc, càu cấu

Gợi ý phạt: Phạt bé ngồi hoặc đúng 1 chỗ mà ở 1 mình 1 góc cho cho bé tự tĩnh lặng và suy nghĩ về hành vi của mình. 

Lý do: Bạn cần nên cho bé 1 khoảng không gian và thời gian yên tĩnh để bé có thể ổn định lại tinh thần và tự suy nghĩ về hành vi của mình. Hơn nữa việc không có ai dỗ dành khi trẻ ăn vạ sẽ khiến trẻ nhận ra được hành động của mình thật vô nghĩa và không nên lặp lại.

4. Bé phát ngôn văn tục hoặc mắng người khác

Gợi ý phạt: Phạt trẻ phải im lặng trong 1 khoảng thời gian nhất định. Khi có nhu cầu nói thì phải ra dấu hoặc dơ tay và được cho phép mới được phát biểu.

Lý do: Việc im lặng trong khoảng thời gian sẽ giúp bé chú ý trau chuốt ngôn từ của mình hơn và khi nhất định có nhu cầu để nói thì hiển nhiên trẻ sẽ không dễ gì phạm phải những sai lằm về những ngôn từ thô thiển để tránh bị phạt im lặng tiếp.

5. Bé nghịch phá trong nhà làm hỏng đồ đặc, bôi bẩn tường nhà

Gợi ý phạt: Cho bé phải dọn dẹp những đồ đặc mà mình quấy phá và lau sạch những vế bẩn trên đồ đặc, sàn nhà hay tường nhà hoặc những gì mà bé đã làm bẩn.

Lý do: Cho bé hiểu được sự nặng nhọc khi phải lau dọn những việc mà bé đã gây ra trước đó để bé có thể sợ việc nhà mà không quấy phá nữa.

6. Bé thiếu tính kiêng nhẫn, bỏ dở việc giữ chừng

Gợi ý phạt: Cho bé chép phạt 1 đoạn văn hay 1 câu nói có ý nghĩ làm nhiều lần thậm chí là nhiều trang. Bạn cũng nên ra một yêu cầu về nét chữ tránh bé chép sơ sài đối phó đấy nhé!

Lý do: Khi chép phạt tâm bé sẽ được tĩnh, tinh thần sẽ tập trung cao và nâng cao tính kiêng nhẫn hoàn thành mục tiêu hơn. Ngoài ra còn có thể giúp bé rèn chữ nữa đấy!

7. Trẻ không chịu học bài, biến ăn hoặc đánh răng...

Gợi ý phạt: Không cho trẻ làm những điều mình thích, rút lại những gì hứa hoặc đã cho bé.

Lý dó: Phải làm cho bé nhận ra rằng khi ngoan ngoãn sẽ có thưởng, khi hoàn thành nhiệm vụ thì mới được thưởng công, phần thưởng nhiều hay ý thì còn phải tùy thuộc vào thái độ của bé.

Ngoài những gợi ý trên đây, các bậc cha mẹ có thể suy nghĩ và tìm cho mình những cách xử lý tốt hơn mỗi khi gặp phải tình huống trẻ mắc lỗi trẻ nhé! Nhớ là câu "thương cho roi cho vọt" hiểu theo ngày nay là nên nghiêm khắc với hành vi sai trái của trẻ ở góc độ xử lý tình huống thông minh của các phụ huynh đấy nhé!

(Tổng hợp)

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

8 thực phẩm xoa dịu vết muỗi đốt cho bé Pha loãng một lượng giấm với nước, xoa lên vết muỗi đốt rồi lấy miếng bông gạc đắp lên trên đó, vết muỗi đốt sẽ không bị ngứa và sưng. 5 bước sơ cứu trẻ bị sốt cao co giật tại nhà Sốt cao, co giật là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Những chất dinh dưỡng cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bằng thực phẩm chay Khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, có thể cho trẻ ăn quả mơ hầm nghiền, ngũ cốc, đậu lăng hầm nghiền kĩ, món hầm nghiền rau củ và các loại đậu khác.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác