Blog

Những kỹ năng sống giúp con tự lập bố mẹ cần dạy sớm

bởi Lùn bất tử
Thu, 03 Mar 2016 16:37:00 GMT

Tự lập là điều mà bố mẹ nào cũng muốn trau dồi cho con mình ngay từ lúc còn nhỏ. Việc tự lập sẽ giúp con bạn có thể nhanh chống bắt nhịp khi thay đổi môi trường sống. Vậy các bố mẹ cần trau dồi những kỹ năng gì để con trẻ của mình có thể tự lập trong mọi môi trường.

Tự lập là điều mà bố mẹ nào cũng muốn trau dồi cho con mình ngay từ lúc còn nhỏ. Việc tự lập sẽ giúp con bạn có thể nhanh chống bắt nhịp khi thay đổi môi trường sống. Vậy các bố mẹ cần trau dồi những kỹ năng gì để con trẻ của mình có thể tự lập trong mọi môi trường.

1. Lịch sự

Dạy con biết chào hỏi và đối xử lịch sự với những người xung quanh

Người ngoài đánh giá rất cao những đứa trẻ có cách cư xử lịch sự với mọi người xung quanh. Chẳng hạn như khi trẻ nói “xin phép” hoặc “cảm ơn”,  kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình khi chơi đu quay, chia sẻ đồ chơi với bạn, tuân thủ luật chơi và ăn uống có phép tắc đều là những thói quen tốt khiến người khác cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với con bạn.

2. Thân thiện

Cuộc sống là một tổng thể các giao tiếp xã hội. Trẻ cần được phát triển các kĩ năng xã hội cần thiết như nở nụ cười thân thiện khi nói chuyện với mọi người, biết mời bạn chơi cùng hay xử lí những xích mích mà không phải đụng đến tay chân.

3. Lòng tốt

Chia sẻ là một trong những đức tính tốt cần rèn luyện cho con

Ngoài việc giúp đỡ anh chị em trong nhà, gia đình và bạn bè, trẻ cũng nên được học cách làm việc thiện bằng cách chia sẻ hay cho đi những đồ chơi không dùng đến nữa. Bằng cách này hay cách khác, sự quan tâm và chia sẻ như vậy luôn luôn được người nhận quý trọng.

4. Độc lập

Cuộc sống sẽ thú vị biết nhường nào khi con tự đứng được trên đôi chân của mình và cố gắng hết mình trong những công việc mà con làm. Sự độc lập có tác động sâu sắc cả về mặt tâm lí lẫn thực tế. Con sẽ cảm thấy ổn khi biết rằng con có thể tự mình mặc quần áo vào mỗi sáng hay có thể tự lấy đồ uống cho mình mà không cần í ới gọi mẹ lấy hộ.

5. Kiên định

Không có thách thức nào là dễ vượt qua vì vậy trong cuộc sống rất cần sự kiên định để hoàn thành mọi việc. Nếu con bạn phát triển được kĩ năng này thì mai sau con sẽ gặt hái được rất nhiều thành công trong cuộc sống. Sự kiên định cần được rèn giũa qua nhiều cách như việc dạy con kiên định giải đố cho đến khi tìm được đáp án, dạy con kiên định với những bước nhảy cho đến khi con có thể thực hiện thuần thục các bước... Bố mẹ cần rèn luyện tính kiên định cho con và giúp biết vượt qua những cám dỗ khiến con có thể gục ngã trên đường đến thành công...

6. Nhạy cảm

Nếu con bạn có thể nhận biết được cảm nhận và mong muốn của những người xung quanh thì mai sau con sẽ luôn được mọi người coi trọng người khác. Điều này có nghĩa là con biết nghĩ đến bạn bè và gia đình, nhìn thế giới bên ngoài bằng quan điểm của chính mình và hành động có suy nghĩ thấu đáo bằng cách thay đổi hành động và lời nói một cách phù hợp.

7. Có tổ chức

Học cách sắp xếp và chuẩn bị trước cho những sự kiện sắp xảy ra, con sẽ dễ dàng làm quen với lịch trình cuộc sống thường ngày của mình hơn. Ví dụ như việc để quần áo và cặp sách sẵn từ đêm hôm trước để chuẩn bị cho buổi đến trường vào ngày hôm sau. Việc sống có tổ chức là điều rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ sau này.

8. Lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến cả thời thơ ấu và cuộc sống của trẻ khi trưởng thành.

Thiết lập một lối sống lành mạnh ngay từ tấm bé có tác động tích cực và lâu dài đến cả thời thơ ấu và cuộc sống khi trưởng thành của trẻ. Luyện tập để có một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục thường xuyên, cho trẻ tham gia các hoạt động cả trong nhà và ngoài trời và ăn nhiều loại thực thẩm tốt cho sức khỏe. Trong quá trình tập luyện, ba mẹ nên hướng dẫn, đưa ra lời khuyên và động viên con thực hiện thường xuyên.

9. Tôn trọng

Việc trẻ học cách tôn trọng không chỉ đối với người lớn mà còn cả với anh em và bạn bè sẽ tác động rất lớn tới nhân cách sau này của con. Con người luôn mong muốn họ được coi trọng và đánh giá cao trong mắt người khác. Dạy trẻ học cách tôn trọng đồng nghĩa với việc con cần lắng nghe ý kiến của người khác cho dù con không có cùng quan điểm hay nghĩ họ sai và biết cách trả lời họ một cách hợp lí.

10. Trung thực

Ba mẹ nên khuyên con trung thực trong mọi tình huống, giải thích cho con hiểu rằng thật thà luôn luôn tốt hơn một lời nói dối cho dù hậu quả có ra sao đi nữa. Đó là cách duy nhất khiến con có thể trở thành một người đáng tin cậy trong mắt mọi người.

Trên đây là những kĩ năng sống giúp con tự lập bố mẹ cần dạy từ sớm!

Nguồn: Afamily.vn

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

7 triệu chứng bất thường ở trẻ mà các mẹ không thể xem thường Những triệu chứng bất thường xuất hiện ở trẻ nhỏ mách cho các mẹ biết về những bệnh có liên quan nên tuyệt đối không được xem thường đấy nhé! Nguyên tắc khi nêm gia vị cho món ăn của bé Nêm với lượng vừa đủ theo độ tuổi. Lượng muối, mắm chuẩn bé theo từng độ tuổi:Bé 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.Bé 4-8 tuổi: 1,9g/ngày. Bé 9-13 tuổi: 2,2g/ngày...

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác