Blog

Những mẹ bầu có nguy cơ băng huyết sau sinh

bởi Min Min
Tue, 12 Apr 2016 17:13:00 GMT

Bất cứ mẹ nào cũng sẽ bị ra máu sau sinh. Đối với mẹ đẻ thường, lượng máu bị mất khoảng 400ml/ngày đầu tiên. Tuy nhiên, nếu trong vòng 24 giờ kể từ khi em bé chào đời, lượng máu chảy ra quá 500ml là dấu hiệu "báo động" của tình trạng băng huyết sau sinh.

Bất cứ mẹ nào cũng sẽ bị ra máu sau sinh. Đối với mẹ đẻ thường, lượng máu bị mất khoảng 400ml/ngày đầu tiên. Tuy nhiên, nếu trong vòng 24 giờ kể từ khi em bé chào đời, lượng máu chảy ra quá 500ml là dấu hiệu "báo động" của tình trạng băng huyết sau sinh. Tai biến sản khoa này cướp đi tính mạng của không ít bà đẻ và trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều mẹ bầu. Vậy nguyên nhân gây băng huyết từ đâu?

Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu "ồ ạt" sau khi sinh nở này, trong đó những mẹ mang thai đôi, thai ba; thai nhi quá to, nước ối quá nhiều là những nguyên nhân hàng đầu. Những mẹ sinh con khi tuổi quá 35, có tiền sử cao huyết áp khi mang thai hoặc những mẹ đẻ dày, đẻ nhiều,... cũng nằm trong số có nguy cơ băng huyết sau sinh. Nguyên nhân khác dẫn đến biến chứng này là do trong quá trình sinh nở, ống sinh bị rách nhiều, vỡ tử cung/rách cổ tử cung, sót nhau thai hoặc mẹ bị rối loạn đông máu. Cụ thể, băng huyết sau sinh được "gom" vào 6 nhóm chính dưới đây:

1. Tử cung không co hồi sau sinh:

Tử cung không co hồi sau sinh, hay còn gọi “đờ tử cung” là nguyên nhân thường gặp nhất khiến phụ nữ băng huyết. Bình thường sau khi sinh con, tử cung của người mẹ sẽ co hồi như kích thước ban đầu. Tuy nhiên, một số trường hợp, lớp nhau bám thấp, có khuynh hướng ăn sâu vào cơ tử cung, không bong hoàn toàn gây chảy máu nhiều, dẫn đến tình trạng đờ tử cung.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như: nước ối nhiều, thai nhi quá to, đa thai khiến tử cung quá căng, không thể kịp thời co hồi và gây ra băng huyết.

Đồng thời, nếu sản phụ từng sử dụng thuốc an thai trước khi sinh con không lâu; sản phụ mắc bệnh cao huyết áp và dùng calcium, magie sulphat chữa cũng như phòng bệnh cũng dễ bị băng huyết bởi những chất này có khả năng khiến tử cung không thể co hồi.

2. Cuống rốn sót lại trong tử cung:

Cuống rốn là phần nhận chất dinh dưỡng từ mẹ truyền sang con, bám chặt vào tử cung. Sau khi thai nhi chào đời, tử cung của mẹ co lại, cuống rốn cũng theo đó đứt ra. Tuy nhiên, một số trường hợp cuống rốn không đứt hoàn toàn hay mọc những “cuống rốn phụ”… khiến cuống rốn còn sót lại trong tử cung của mẹ.

+ Cuống rốn bám vào tử cung: Nếu sản phụ từng phẫu thuật, nhiều khả năng cuống rốn sẽ mọc ngay trên chính nơi phẫu thuật, bám chặt vào tử cung như rễ cây bám vào lòng đất, gây ra tình trạng không thể co hồi và băng huyết.

+ Mọc cuống rốn phụ: Thường sau khi sản phụ sinh con, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem cuống rốn có nguyên vẹn hay thiếu sót phần nào không để kịp thời xử lý. Nhưng đôi khi, họ không phát hiện ra một phần cuống rốn vẫn còn sót lại trong tử cung của mẹ, tạo thành cuống rốn phụ. Trong 2-3 ngày đầu tiên sản phụ sẽ không có cảm giác gì, nhưng vài ngày sau đó mới băng huyết. Lúc này khám bác sĩ chữa bệnh gặp nhiều khó khăn.

3. Sản đạo rạn nứt:

Sản đạo là đường thai nhi chui ra ngoài từ trong bụng mẹ. Một số trường hợp sản đạo bị rạn nứt khiến sản phụ băng huyết sau sinh. Mức độ rạn nứt sản đạo của mỗi người không giống nhau. Nếu thai nhi quá to, dùng kẹp đỡ đẻ, hoặc sản đạo phù thũng, giãn tĩnh mạch, khó sinh, sinh non… phải dùng phương pháp đẻ mổ, khả năng sản đạo rạn nứt gây băng huyết cũng cao hơn.

4. Tử cung quay sau:

Một số trường hợp cuống rốn bám quá chặt vào tử cung gây ra bất lợi trong việc co hồi. Bên cạnh đó, cuống rốn còn mọc ở phần đỉnh tử cung khiến các bác sĩ phải phẫu thuật gắp cuống ra, rất dễ dẫn đến tình trạng tử cung quay sau, không đúng vị trí vốn có.

Tuy hiếm gặp, nhưng một khi tử cung quay sau sẽ vô cùng nghiêm trọng, không kịp thời xoay tử cung về đúng vị trí, sản phụ có thể mất máu quá nhiều nguy hiểm đến tính mạng.

5. Vỡ tử cung

Nếu sản phụ từng phẫu thuật tử cung, phải mổ đẻ vì sinh khó hay sinh đa thai rất dễ dẫn đến di chứng vỡ tử cung. Tình trạng này có thể xuất hiện khi phụ nữ đang mang thai tiếp theo hoặc trong giai đoạn chờ sinh gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ, rất ít xảy ra sau khi đã sinh con.

6. Tử cung phục hồi kém

Tử cung co hồi không tốt, cuống rốn còn sót trong tử cung, viêm tử cung đều là những nguyên nhân khiến tử cung phục hồi kém. Nếu để lâu dài rất dễ xảy ra biến chứng, khiến tử cung bị đau, âm đạo có mùi lạ.

Các mẹ sinh mang thai nếu muốn sinh thường thì chú ý những nguyễn nhân có thể dẫn đến băng huyết ở trên. Các mẹ nên thăm khám để bác sĩ có quyết định sinh thường hay sinh mổ nhé!

St

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

6 giai đoạn từ mang thai đến lúc sinh con người mẹ nào cũng trải qua Bạn vừa nhận được “tin vui”. Phấn khích xen lẫn lo sợ, bạn còn không tin nổi mình sắp làm mẹ. Nỗi sợ sinh con có thể ập đến 10 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần biết? 10 dấu hiệu chuyển dạ dưới đây sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong hành trình đón con chào đời. Cùng Cooky tìm hiểu để rõ hơn nhé! 7 trường hợp mẹ bầu có nguy cơ sinh non Nếu sinh bé đầu lòng thiếu tháng thì nguy cơ sinh non bé thứ hai của bạn sẽ cao gấp 3 lần so với các bà mẹ không có tiền sử sinh non.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác