Blog

Những sai lầm trong việc dùng thớt rước bệnh vào người mà hầu hết ai cũng từng mắc phải

bởi Kim Tuyến Malie
Mon, 22 Jan 2018 10:43:00 GMT

Thớt luôn là một đồ vật gia dụng quen thuộc và vô cùng cần thiết trong gian bếp gia đình. Nhưng cũng như những vật dụng khác, nếu sử dụng và vệ sinh thớt sai cách, bạn có thể rước bệnh vào cơ thể. Chính vì thế, hãy tìm hiểu những sai lầm trong việc dùng thớt mà ai cũng mắc phải để né tránh, bảo vệ sức khỏe gia đình và bản thân nhé!

Thớt luôn là một đồ vật gia dụng quen thuộc và vô cùng cần thiết trong gian bếp gia đình. Nhưng cũng như những vật dụng khác, nếu sử dụng và vệ sinh thớt sai cách, bạn có thể rước bệnh vào cơ thể. Chính vì thế, hãy tìm hiểu những sai lầm trong việc dùng thớt mà ai cũng mắc phải để né tránh, bảo vệ sức khỏe gia đình và bản thân nhé!

Có rất nhiều nghiên cứu và bài báo đã cung cấp rằng, thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn mà mọi người thường hay bỏ quên. Bề mặt thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, điển hình là vi khuẩn E.coli.

dùng thớt đúng cách
Những chiếc thớt gỗ được sử dụng quá lâu và có thể chứa nhiều vi khuẩn gấp 200 lần nhà vệ sinh đấy!

Thớt bẩn sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng  sinh sôi và rất khó loại bỏ, đặc biệt là đối với thớt cũ với nhiều rãnh cắt sâu. Vi khuẩn E.coli, Salmonella và Campylobacter đây là các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột có thể lây lan từ thớt sang thức ăn và gây bệnh. 

1. Dùng thớt chung giữ rau quả và thịt cá, đồ tươi sống và đồ đã nấu chín

Rất nhiều gia đình có thói quen sử dụng một chiếc thớt cho tất cả các bước nấu ăn. Sau khi cắt thịt cá sống, thường rửa sơ sau đó cắt rau củ và thậm chí là thức ăn đã được nấu chín. 

dùng thớt đúng cách
Nếu gia đình bạn có điều kiện, chúng ta hãy trang bị cho căn bếp ít nhất là 3 chiếc thớt riêng biệt để cắt thái thức ăn sống, rau củ quả và thức ăn đã nấu chín.

Điều này được cảnh báo là cực kì  nguy hiểm. Trên thực phẩm tươi sống như các loại thịt cá đều có nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, ký sinh trùng cho dù đã rửa nhưng không thể nào sạch được phải qua quá trình nấu chín. Vì vậy, khi dùng thớt này để cắt thực phẩm chín, những vi khuẩn này sẽ lại một lần nữa bám vào thức ăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa thậm chí là tử vong.

2. Sử dụng cả hai mặt thớt là một thói quen sai lầm

Nhiều người thường ý thức được tác hại của việc sử dụng thớt cho tất cả các món sống, chín. Chính vì thế, họ thường dùng hai mặt của thớt, mặt này thái thực phẩm sống, mặt kia cắt thức ăn chín.

dùng thớt đúng cách

>> Xem thêm: Cách vệ sinh bếp hồng ngoại sáng bóng và lấp lánh như mới

Trên thực tế, mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp thường là nguồn nhiễm bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn đã bám vào mắt dưới của thớt. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng một mặt của thớt mà thôi nhé!

3. Dùng thớt có kích thước quá nhỏ

Để tiết kiệm không gian nhà bếp và dễ dàng lau chùi, hoặc ban thích những vật dụng nhỏ xinh chẳng hạn, vì vậy bạn sử dụng thớt có kích thước nhỏ. Do diện tích bề mặt thớt quá nhỏ nên thực phẩm có thể bị rơi ra ngoài khi chế biến tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài bám vào thức ăn. 

dùng thớt đúng cách
Hãy sử dụng thớt có kích thước vừa phải, dễ dàng cho việc sử dụng hơn.

4. Luôn để thớt luôn ẩm ướt

Bề mặt ẩm ướt là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển. Thay vì đặt ngay thớt vừa rửa lên giá, hãy làm cho thớt khô bằng khăn sạch trước khi treo lên giá. Như vậy sẽ giảm đáng kể cơ hội sinh sôi của các vi khuẩn, các mầm bệnh.

5. Sử dụng thớt ẩm mốc, nứt nẻ

Thớt gỗ sau một thời gian dùng dễ bị thấm nước, bị mục dần và trở nên nứt nẻ, những vết cắt từ dao chi chít nhau tạo nên nơi ở cho các loại ký sinh trùng gây bệnh phát triển. 

dùng thớt đúng cách

Bên cạnh đó, không phải gỗ nào cũng có thể làm thớt. Do vậy, khi mua thớt bạn nên chú ý đến chất liệu làm nên thớt. Sản phẩm tốt phải làm từ loại gỗ có chất liệu không bị mùn, thớ gỗ phải nhỏ, chắc và mịn như gỗ me, gỗ cao su hoặc gỗ sồi.

6. Không bảo quản thớt

Chúng ta thường không có thói quen làm những mẹo nhỏ để bảo quản thớt. Để kéo dài tuổi thọ của thớt, duy trì bề mặt thớt bằng cách lấy màng bọc thực phẩm, thoa đều dầu ăn lên đó và bọc lên hai mặt thớt. Sau khi thớt đã thấm dầu, bạn rửa sạch thớt bằng nước và để khô tự nhiên. Áp dụng mẹo nhỏ này sẽ giúp cho thớt khó bị nứt và và hạn chế được sự phát sinh của nấm mốc.

dùng thớt đúng cách

>> Xem thêm: Mẹo làm sạch vòi hoa sen trong nháy mắt với giấm

7. Không thay thớt định kỳ

Đa số chúng ta thường nghĩ rằng nếu thớt còn tốt thì vẫn có thể dùng được. Tuy nhiên đây là một thói quen sai lầm. Thớt cũ ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn và nấm mốc gây hại. Việc sử dụng chúng cũng giống như bạn đang đưa mầm bệnh vào cơ thể mình trong khi nấu ăn. Theo các chuyên gia, từ 6 đến 8 tháng là thời điểm rất thích hợp để bạn thay mới thớt trong nhà mình.

dùng thớt đúng cách

8. Không chà rửa thớt đúng cách sau khi sử dụng

Sau khi sử dụng thớt, nhiều người nội trợ thường chỉ rửa thớt qua nước sau đó treo khô thớt lên. Điều này sẽ khiến bạn dễ bị bệnh về tiêu hóa và ngộ độc hơn.

dùng thớt đúng cách

Bởi thế, sau khi sử dụng thớt, bạn nên rửa thớt đúng cách và bằng các nguyên liệu tự nhiên. Chẳng hạn như sử dụng giấm, chanh, muối để chà trên bề mặt thớt. Làm vậy ngoài giúp loại bỏ mùi khó chịu trên thớt còn khiến thớt gỗ được sạch sẽ hơn.

Bạn đã từng là và vẫn đang phạm phải sai lần nào trong việc dùng thớt. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn có thể tạm biệt những sai lầm đó để mang một món ăn ngon và một sức khỏe tốt cho bản thân mình và gia đình nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Biến tấu 3 kiểu thớt gỗ xinh, độc đáo cho căn bếp nhà mình Thớt là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của các mẹ. Thớt không chỉ cần vững, bền mà còn là nguồn tạo cảm hứng cho các mẹ khi vào bếp đấy! Cách làm sạch thớt loại bỏ 100% vi khuẩn bạn nên thử ngay Để vệ sinh hàng ngày bạn cần chuẩn bị 2 chai xịt nhỏ đựng giấm trắng nguyên chất và dung dịch hydrogen peroxide 3% (sẵn có ở các hiệu thuốc). Thớt nhựa được phát hiện chứa nhiều vi khuẩn hơn thớt gỗ, bạn nghĩ sao? Có bao giờ bạn thắc mắc việc sử dụng thớt gỗ hay thớt nhựa sẽ tốt cho sức khỏe hơn hay không? Cùng Cooky giải đáp ngay nhé!

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác