Blog

Những thông tin người Việt hay bỏ qua trên bao bì sản phẩm

bởi Xu Xu
Thu, 01 Jun 2017 16:34:00 GMT

ơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) yêu cầu nhãn mác của những thực phẩm đóng gói cần có thông tin dinh dưỡng ở vị trí dễ thấy, thông thường chúng ở phía sau của gói bao bì.

Bao bì là nói để ghi các thông tin về sản phẩm được chứa bên trong như chất dinh dưỡng, các thành phần, hạn sử dụng... Vì vậy, việc để kiểm chứng chất lượng bên trong bạn không nên bỏ qua các thông tin bên ngoài bao bì!

Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và cân đối có thể giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc nhiều vấn đề về thể chất như bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh ung thư. Việc đọc kỹ những thông tin ngoài bao bì sản phẩm giúp bạn chọn lựa thực phẩm một cách thông minh nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả gia đình.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) yêu cầu nhãn mác của những thực phẩm đóng gói cần có thông tin dinh dưỡng ở vị trí dễ thấy, thông thường chúng ở phía sau của gói bao bì.

Sau đây là một vài thông tin thường xuất hiện trên bao bì thực phẩm:

Giá trị dinh dưỡng hằng ngày (%DV)

 

Thông tin này cho biết lượng chất dinh dưỡng hằng ngày mà sản phẩm có thể cung cấp, dựa trên chế độ dinh dưỡng đã được nghiên cứu là cần khoảng 2.000 calo mỗi ngày. Calo trong thực phẩm thường đến từ carbohydrated, protein, đường và chất béo. Bạn hãy chú ý thông tin này nếu muốn biết bạn sẽ tiêu thụ bao nhiêu calo trong cả gói thực phẩm. Người mua hàng nên đọc DV của mỗi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, đặc biệt là chất béo bão hòa, natri và chất xơ.

Kích thước và khẩu phần trong một gói

Phía trên của bao bì thực phẩm thường cho thấy lượng thức ăn trong mỗi gói. Lượng thức ăn này do nhà sản xuất thức ăn quyết định và dựa trên lượng thức ăn trung bình của nhiều người. Do đó, nếu bạn ăn hai phần là bạn đã hấp thụ gấp đôi tất cả thông tin dinh dưỡng được ghi.

Calo có trong chất béo

Đây là lượng calo từ chất béo trong một khẩu phần. Chất béo có thể sản xuất nhiều năng lượng hơn carbohydrate hay protein. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất béo có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng người lớn nên tiêu thụ ít hơn 30% lượng calo từ chất béo, trong khi trẻ em từ 1 đến 3 tuổi nên tiêu thụ 30% đến 40%. Mỗi bao bì đều cung cấp những thông tin về lượng chất béo cho mọi người, đặc biệt là những người bị tiểu đường cần chú ý để dễ dàng kiểm soát lượng chất béo mình ăn vào mỗi ngày.

Chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa

Chất béo bão hòa còn gọi là “chất béo xấu” vì chúng làm gia tăng cholesterol và gây ra bệnh tim. Chúng thường có trong những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như bơ, phô mai và thịt. Mặt khác, chất béo không bão hòa hay gọi là “chất béo tốt” có trong dầu thực vật, rau củ hay cá. Người mắc bệnh tim nên chú ý kỹ thông tin này.

Cholesterol

Nhà sản xuất thường đặt thông tin cholesterol ở bên dưới thông tin về chất béo. Mặc dù cholesterol rất quan trọng vì chúng sản xuất vitamin D cũng như một số hormone, nhưng nếu lượng cholesterol trong máu nhiều hơn liều lượng bình thường thì chúng có thể gây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của bạn. Lượng cholesterol cao có thể gia tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Natri

Người có bệnh cao huyết áp nên quan tâm về thông tin natri vì quá nhiều natri có thể dẫn đến huyết áp cao.

Vitamin

Vitamin A rất tốt cho mắt và thường có trong những thực phẩm có màu cam như cà rốt và màu xanh thẫm. Cơ thể cần sử dụng vitamin C để xây dựng và duy trì mô liên kết, chữa lành vết thương và chống nhiễm trùng. Vì chúng rất quan trọng nên vitamin thường được ghi trên bao bì thực phẩm và lượng vitamin trong mỗi khẩu phần được định trên phần trăm giá trị hằng ngày dựa trên 2.000 calo dinh dưỡng.

Những chất gây dị ứng khác

Nhà sản xuất nêu rõ tất cả các thành phần có trong thực phẩm trên bao bì. Tuy nhiên, nếu bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào, bạn nên biết rõ những tên gọi khác của chúng, vì một vài thành phần gây dị ứng có thể được ghi dưới một số tên không thông dụng khác.

Các bà mẹ nên xem xét kỹ các thông tin được in trên bao bì và nhãn mác để có thể nắm rõ các thành phần cũng như hạn sử dụng của sản phẩm trước khi mua chúng nhé!

St

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Không nên mua những loại trái cây có mã code bắt đầu bằng số 8 Nếu bắt gặp loại trái cây có tem nhãn dán với năm chữ số và bắt đầu với chữ số 8 thì điều đó có nghĩa là sản phẩm GMO. Cùng tìm hiểu mã trái cây đầu số 8 nhé. Tìm hiểu những kí hiệu in trên bao bì sản phẩm dành cho người tiêu dùng Nếu bạn bắt gặp những kí hiệu đó trên một số sản phẩm có trong siêu thị có nghĩa là chúng được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn Kosher. 3 Mẹo bóc nhãn dán trên đồ vật nhanh như chớp mẹ nào cũng muốn học hỏi Chỉ đơn giản với những nguyên liệu có sẵn ở gian bếp, mẹ có thể nhanh gọn tháo bỏ lớp nhãn dán mốc meo, xấu xí ở vật dụng một cách đơn giản.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác