Blog

Những việc mẹ bầu phải làm mỗi tuần trong suốt thai kỳ (P2)

bởi Ngoc Diep Nguyen
Fri, 29 May 2015 09:39:58 GMT

Trong ba tháng tiếp theo này, cơ thể mẹ và bé có rất nhiều sự thay đổi. Thế nên, mẹ phải nhớ lên kế hoạch mọi thứ một cách khoa học để thích ứng với những thay đổi đó nhé.

Trong ba tháng tiếp theo này, cơ thể mẹ và bé có rất nhiều sự thay đổi. Thế nên, mẹ phải nhớ lên kế hoạch mọi thứ một cách khoa học để thích ứng với những thay đổi đó nhé.

Tuần 13

1. Bố mẹ có thể nghĩ đến chuyện đặt tên cho con.

2. Mẹ nên chuyển sang tư thế nằm nghiêng bên trái để giấc ngủ thoải mái hơn và tốt cho em bé vì lúc này bụng bầu bắt đầu lớn hơn, nằm ngửa hay nằm sấp quá lâu sẽ gây hại cho bé.

3. Đi khám răng miệng và điều trị các vấn đề cần thiết. Khi mang thai, khả năng mắc bệnh răng miệng của mẹ cũng tăng lên và có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

4. Chia nhỏ bữa ăn của mình để giảm chứng ợ nóng. 

5. Sắm thêm đồ bầu hoặc để tiết kiệm, mẹ có thể xin những chiếc váy bầu của bạn bè, người thân. Để đảm bảo an toàn, hãy chắc rằng người tặng lại đồ bầu cho bạn không bị mắc các bệnh ngoài da. 

Tuần 14

1. Ngoài việc thông báo tin vui cho người thân, bạn bè,...bạn cũng hãy thông báo cho cấp trên của mình để cùng có kế hoạch phân bổ, sắp xếp công việc trong thời gian bạn nghỉ thai sản.

2. Luôn luôn tạo thói quen lập 1 danh sách các việc cần làm mỗi ngày, hàng tuần và hàng tháng để chủ động hơn trong mọi việc. Làm như vậy sẽ giúp mẹ bầu không bị stress khi có quá nhiều thứ phải làm mà mình thì đang vô cùng mệt mỏi vì thai nghén.

3. Lưu lại hình ảnh bụng bầu của mình mỗi tuần 1 lần. Việc này đơn giản nhưng sẽ mang lại niềm vui rất lớn đấy!

Tuần 15

1. Lập ra kế hoạch tập luyện trong thai kì, có thể tham gia  lớp yoga cho bà bầu.

2. Trong lần khám thai này, hãy trò chuyện, trao đổi với bác sĩ nhiều hơn về khám sàng lọc và lịch trình chọc ối xét nghiệm nếu được đề nghị.

Tuần 16

1. Hãy chắc chắn mẹ bổ sung đủ canxi trong giai đoạn này bằng những thực phẩm giàu canxi như sữa, rau lá xanh đậm, tôm đồng, cá ăn cả xương,...

2. Tham khảo kinh nghiệm và lắng nghe những lời khuyên của các bà, các chị đi trước về chăm sóc thai kì và quá trình sinh nở.

Tuần 17

1. Hãy đối phó với chứng "đãng trí khi mang thai" bằng cách lên danh sách các việc cần làm và dán giấy ghi nhớ ở bất cứ nơi nào bạn dễ thấy, đảm bảo là bạn không bỏ sót việc quan trọng nào.

2. "Thưởng" cho bản thân một buổi mát-xa cơ thể để cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn.

3. Tìm hiểu và đăng kí một lớp học tiền sản.

Tuần 18:

1. Mẹ hãy mua cho mình một chiếc váy bầu thật vừa vặn nhưng vẫn đủ thoải mái, chất vải mềm mại, thấm mồ hôi để luôn cảm thấy dễ chịu và quyến rũ ngay cả khi bầu bí.

2. Tham gia các buổi hội thảo về nuôi con bằng sữa mẹ, các lớp học chăm sóc trẻ sơ sinh,... để tích luỹ thêm kiến thức nuôi con.

Tuần 19

1. Tuần này, sau khi đi khám thai mẹ có thể chia sẻ hình ảnh em bé trong bụng lên Facebook hay trang mạng xã hội nào đó. Chắc chắn mẹ sẽ nhận được rất nhiều lời chúc mừng, chia sẻ và những câu chuyện thú vị của các bà mẹ khác đấy!

2. Mẹ cũng bắt đầu "nghiên cứu" về nội thất dành cho em bé được rồi. Thời gian rảnh rỗi, hãy online và lướt qua vài sản phẩm như ghế ăn dặm, nôi, cũi,... cho em bé. Đồng thời, nhớ tham khảo vài ý kiến của các mẹ khác để có lựa chọn hợp lý. 

Tuần 20

1. Trò chuyện với ông xã về cuộc sống tương lai khi con ra đời. Hãy lường trước cả những khó khăn sẽ gặp phải để có thể chia sẻ, giải quyết êm xuôi mọi chuyện.

2. Chuẩn bị không gian để chào đón em bé. Nếu bạn đang ở trọ, hãy xem căn phòng có đủ chỗ cho em bé sắp sinh không và nghĩ đến phương án tìm một cái phòng rộng, tiện lợi hơn từ bây giờ để có thể sắp xếp, chuyển đồ đạc trước.

3. Tìm hiểu các triệu chứng và nguy cơ tiền sản giật.

Tuần 21

1. Nếu mẹ cảm thấy cỡ áo ngực hiện tại hơi chật, hãy mua thêm 2 chiếc với kích cỡ to hơn 1 chút. Khi mang thai, ngực bạn to dần lên là chuyện bình thường. Vì thế đây là khoản đầu tư đúng đắn để bảo vệ sức khỏe và giúp bà bầu cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn.

 2. Tìm hiểu các loại sữa sơ sinh tốt cho em bé, đề phòng trường hợp thiếu sữa mẹ.

Tuần 22

1. Những chiếc quần bầu có phần bụng may bằng vải mềm, có sợi chun để co giãn sao cho vừa vặn với bụng sẽ giúp bạn vừa gọn gàng, vừa thoải mái trong các hoạt động hàng ngày. Ngoài váy bầu ra, mẹ cũng nên sắm cho mình vài chiếc quần như vậy.

2. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu trong 1 tư thế, không đứng bắt chéo chân,... để ngăn ngừa giãn tĩnh mạch.

Tuần 23

 1. Bắt đầu lên danh sách sắm sửa quần áo thai sản, việc này không hề sớm chút nào vì nó giúp mẹ thảnh thơi hơn vào những tuần cuối vô cùng mệt mỏi trong thai kỳ. Nếu mẹ chưa biết cần mua những gì, hãy hỏi kinh nghiệm của những người đã từng sinh con. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên thực sự hữu ích để có thể mua đủ đồ cần dùng mà không tốn quá nhiều tiền.

2. Tiếp tục bàn bạc với chồng trước khi quyết định tên của em bé.

Tuần 24

1. Đến bệnh viện đo các chỉ số xem có bị tiểu đường thai kỳ không.

 2. Bắt đầu tính đến chuyện sắp xếp, bàn giao công việc trong thời gian nghỉ sinh con. Hãy cân nhắc nhờ người giúp đỡ trong trường hợp cần thiết.

3. Đừng quên ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này cần thiết cho cả mẹ và em bé.

Cooky.vn

(Theo emdep.vn)

>> Xem thêm: Những việc mẹ bầu phải làm mỗi tuần trong suốt thai kỳ (P1)

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác