Blog

Tất tần tật nguyên nhân khiến bé bị nôn

bởi Nhung Bướng Bỉnh
Tue, 29 Dec 2015 16:05:00 GMT

Trẻ nhỏ dễ bị nôn mửa do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng với trứng, các sản phẩm từ hạt đậu nành, các sản phẩm làm từ sữa, hải sản và đậu phộng...

Trẻ nhỏ dễ bị nôn mửa do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng với trứng, các sản phẩm từ hạt đậu nành, các sản phẩm làm từ sữa, hải sản và đậu phộng...

Nôn mửa là cơ chế bảo vệ cơ thể của trẻ nhỏ giúp loại bỏ các yếu tố kích thích dạ dày và các cơ quan nội tạng khác. Thông thường, nôn mửa sẽ đi kèm với tiêu chảy, sốt cao và mệt mỏi. Đôi khi, nôn mửa xảy ra ở trẻ mà không có các triệu chứng đi kèm khiến phụ huynh lo lắng và cần sự can thiệp của y tế.

Nguyên nhân khiến bé bị nôn

Nhiễm virut

Hầu hết trẻ nhỏ đều bị nôn mửa do nhiễm virut viêm đường ruột. Nôn mửa thường đi kèm với đau bụng và tiêu chảy.

Dị ứng

Dị ứng với thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra nôn mửa ở trẻ ít tuổi. Nếu em bé của bạn đang tập ăn các đồ ăn mới, hãy theo dõi tình trạng nôn mửa của bé. Có thể, dạ dày của bé bị kích thích do thực phẩm mới dẫn đến dị ứng và đẩy thức ăn lạ ra ngoài ngay sau khi trẻ ăn. Nhóm các sản phẩm khiến trẻ nhỏ dễ bị nôn mửa nhất bao gồm trứng, các sản phẩm từ hạt đậu nành, các sản phẩm làm từ sữa, hải sản và đậu phộng (lạc).

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là mức độ bị kích thích dạ dày và đường ruột nặng hơn, khiến trẻ bị nôn mửa liên tục, đau bụng và tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi vi khuẩn tồn tại trong thực phẩm trẻ ăn. Sự giải phóng một vài enzyme trong cơ thể trẻ khi gặp các thực phẩm độc hại dẫn đến tình trạng nôn mửa.

Ăn quá no

Trẻ ăn nhiều so với lượng thức ăn cần tiêu thụ không hề tốt cho sức khỏe. Đó là cách bạn khiến em bé của mình bị nôn thức ăn ra do dạ dày chịu quá nhiều áp lực. Trẻ có thể bị đau bụng, thở khó khăn và cảm thấy khó chịu trong người trước và sau khi nôn.

Lo lắng và căng thẳng

Lo lắng, căng thẳng mà mất cân bằng tinh thần là những vấn đề tâm lý nghiêm trọng có thể khiến trẻ mệt mỏi, hệ miễn dịch bị giảm sút và ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Kết quả cuối cùng, trẻ bị nhạy cảm với thức ăn và dễ dàng bị nôn mửa, đi kèm với tình trạng suy nhược cơ thể, đau bụng và chán ăn.

Chấn thương não

Những chấn thương não như tai nạn, khối u và các vấn đề khác trong tủy sống cũng có thể dẫn đến tình trạng nôn mửa.

Tắc ruột

Đôi lúc, nôn mửa cũng xảy ra do đường ruột của trẻ bị tắc đặc biệt là ở các trẻ nhỏ. Khi bạn thấy trẻ bỏ ăn hoặc nhè thức ăn ra khỏi miệng liên tục, hãy giúp trẻ cải thiện tình hình ăn uống này sớm vì có thể trẻ đang bị tắc ruột đi kèm với sốt cao và đi ngoài.

Điều trị nôn mửa cho trẻ nhỏ tại nhà

Trước khi cho trẻ uống thuốc, hãy thử áp dụng một vài cách chữa nôn mửa tự nhiên và đơn giản dưới đây:

Nghỉ ngơi để dạ dày phục hồi

Hãy cho trẻ nghỉ ngơi và thư giãn thoải mái nhất với nước ấm và nằm ngủ đủ ấm từ 30 – 60 phút. Sau đó, trẻ sẽ thấy dễ chịu và bình tĩnh hơn. Tiếp theo, bạn có thể cho trẻ đi gặp bác sĩ nếu cần thiết.

Uống nhiều nước

Nôn mửa thường đi kèm với tiêu chảy khiến trẻ bị mất nước. Hãy bổ sung nước cho cơ thể trẻ ngay, nhưng chú ý chỉ cho trẻ uống nước thành những ngụm nhỏ.

Tránh đồ ăn rắn

Nôn mửa ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và đường ruột của em bé. Các đồ ăn rắn có thể khiến dạ dày của bé bị kích thích trở lại. Vậy nên, mẹ cần tránh cho trẻ ăn đồ ăn rắn, và nên thay thế chúng bằng các đồ ăn mềm, không dầu mỡ và không chứa quá nhiều calo.

Tránh các yếu tố khó chịu

Ngoài các nguyên nhân kể trên, các yếu tố khó chịu như nước hoa, mùi hành tỏi, mùi thuốc lá, mùi thức ăn mạnh cũng có thể khiến trẻ ốm yếu khó chịu và gây ra nôn mửa ngay lập tức.

Phòng ngừa nôn mửa ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa nôn mửa cho con, bạn nên chú ý thực hiện một vài quy tắc vệ sinh cơ thể và ăn uống sau đây:

-    Nhắc trẻ rửa tay trước và sau bữa ăn.

-    Rửa tay sau khi đi vệ sinh.

-    Không chơi đồ chơi bẩn.

-    Cho trẻ ăn thực phẩm chín hoàn toàn, tránh ăn đồ sống và tái.

Cho trẻ đi bệnh viện nếu gặp các triệu chứng sau

-    Nôn mửa không ngừng.

-    Nôn ra máu.

-    Sốt cao đi kèm với tiêu chảy.

Vì sức khỏe của bé, hãy cẩn thận trong việc ăn uống cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé nhé!

(Nguồn: www.emdep.vn)

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Những triệu chứng nôn mửa không nên coi thường Hầu hết mọi người chỉ coi đó là những triệu chứng nhỏ không đáng để tâm. Nhưng hãy coi chừng, đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đối với sức khỏe của bạn đấy. 6 cách khắc phục trẻ sơ sinh bị ọc sữa Vấn đề trẻ bị ọc sữa, nôn trớ sau khi ăn đang khiến các bà mẹ băn khoăn, lo lắng. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ có thể tham khảo 6 cách dưới đây nhé!

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác