Blog

Ý nghĩa và những lưu ý cần nhớ trong nghi thức đưa ông Táo về trời 23 tháng Chạp

bởi Kim Tuyến Malie
Mon, 14 Jan 2019 17:00:00 GMT

Đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp có ý nghĩa gì, lễ vật đưa ông Táo cần có gì, cúng ông Táo vào lúc mấy giờ, bày mâm cúng ở ông Táo đâu và những điều tối kỵ trong ngày đưa ông Táo về trời là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) hằng năm là lúc các gia đình đưa ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế những chuyện của gia đình trong một năm. 23 tháng chạp cũng là ngày ngày gắn liền với truyền thuyết “cá chép hóa rồng”. Truyền thống tốt đẹp này có ý nghĩa sâu sắc luôn được người Việt ta giữ gìn một cách cẩn trọng. Hãy cùng nhau tìm hiểu qua ý nghĩa tập tục đưa ông Táo về trời và cách cúng ông Táo về trời để có một năm mới thuận lợi nhé!

Ý nghĩa tục đưa ông Táo về trời

Theo truyền thuyết dân gian, ông Táo là vị thần quan sát cai quản mọi hoạt động của gia chủ trong năm. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của gia đình đó. Quan trọng nhất, ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, những điều dơ bẩn, bảo vệ sự bình an cho gia đình bạn.

Chính vì thế, phong tục cúng ông Táo về trời hay còn gọi là lễ đưa ông Táo về trời mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sung túc hơn. Bên cạnh đó cũng có ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Lễ vật cúng ông Táo gồm những gì?

Lễ vật cúng ông Táo về trời thông thường bao gồm: 

Cách cúng ông Táo về trời khác nhau theo từng miền

Tùy theo từng vùng miền mà lễ vật cúng ông Táo về trời có phần khác nhau:

Mâm lễ ông Táo bao gồm những món ăn gì?

Những món ăn trong mâm lễ vật cúng ông Táo về trời được chế biến cầu kỳ, chu đáo. Có gia đình cúng mâm chay và cũng có gia đình cúng mâm mặn.  


Xem thêm: Cách chuẩn bị mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp đúng chị em cần biết

Đối với mâm cơm chay, thường sẽ có mâm ngũ quả với các loại trái cây tươi ngon, những món ăn canh, kho xào chay từ rau, đậu hũ... trầu cau và trà bánh. Đối với mâm cơm mặn thường có những món như: xôi, giò, 5 lạng thịt vai, những món xào, món từ măng, nấm, gà luộc...

Địa điểm để bày mâm lễ cúng ông Táo?

Theo truyền thống từ xa xưa, ông Táo là vị thần cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Cũng chính vì vậy có quan điểm rằng bàn thờ ông Táo thường được đặt trong bếp, có thể đặt phía trên bếp hoặc bên cạnh bếp. Theo đó, mâm lễ cúng ông Táo về trời cũng sẽ được đặt trong bếp.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng không nên cúng dưới bếp mà thay vào đó nên cúng trên gian bàn thờ gia tiên. Ngày nay các gia đình thường bày hai mâm cơm. Một trong bếp và một nơi bàn thờ gia tiên. Tùy vào tính chất gia đình, vị trí nhà cửa, các bạn có thể cân nhắc về vị trí cúng.

Thời gian tốt nhất để đưa ông Táo về trời là khi nào?

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ông Táo cần phải tiến hành phải tiến hành trước 12h ngày 23 tháng Chạp Âm lịch để đúng giờ tốt. Tuy nhiên các gia đình có thể lựa chọn cúng vào buổi trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp nếu không có điều kiện về thời gian.

Những kiêng kỵ trong cách cúng ông Táo về trời?

1. Không nên cúng lễ ông Công, ông Táo sau 12 giờ trưa ngày 23

Sau 12h trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời và bẩm báo lại tình hình với Ngọc Hoàng. Lễ cúng ông Táo về trời cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

2. Thả cá chép không được ném cá từ trên cao xuống

Trong ngày 23, cá chép tượng trưng cho thần linh chính vì vậy các gia đình nên thả cá từ từ xuống nước một cách nhẹ nhàng và nâng niu nhất để cá có thể sống được. Tuyệt đối không được đứng từ trên cao như trên cầu, ném cá chép xuống sông sẽ mất đi ý nghĩa thiêng liêng.

3. Không nên cầu tiền tài

Theo một số quan điểm, khi cúng ông Táo, không nên xin vật chất tiền tài. Bởi vì cúng Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân những điều bình an.

4. Một số món ăn kiêng kỵ không nên dâng lên ông Táo

Một số món ăn không nên dùng để cúng ông Táo như: vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó...nên tránh ra trong ngày này.

Phía trên là những thông tin cơ bản về tục lệ, nghi lễ cúng ông Táo 23 tháng Chạp. Hãy sắp xếp và lên kế hoạch trước nếu bạn quá bận rộn để có thể làm tốt nhất, bày tỏ lòng thành kính nhé! Chúc các bạn thành công và có một năm mới vạn sự như ý!

Xem nội dung đầy đủ

Bài viết liên quan

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo Sau đây là gợi ý một số lễ vật và món ăn cho mâm cỗ truyền thống cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp hằng năm, cầu mong quanh năm no ấm. Cách bảo quản bánh chưng, bánh tét Tết lâu mốc và ôi thiu đến tận 10 ngày Cách bảo quản bánh chưng và bánh tét truyền thống dịp Tết cổ truyền không bị ôi thiu và mốc, có thể giữ đến tận 10 ngày chỉ bằng vài bước đơn giản từ khâu chuẩn bị, gói bánh, luộc bánh đến khâu bảo quản bánh. Mẹo dọn nhà sạch bong từ trong ra ngoài để ngày Tết của bạn thật nhẹ nhàng Mẹo vặt dọn nhà Tết như vệ sinh bồn rửa mặt, chà sàn, dọn tủ lạnh, lau vết dầu mỡ, tẩy sạch bếp gas, chùi bóng đồ gỗ, lau lò vi sóng diệt cỏ dại, vệ sinh máy giặt,... dọn nhà đón Tết trong những ngày bận rộn trở nên thật dễ dàng.

Bài viết mới nhất

Tri Ân Khách Hàng, Cooky Gửi Tặng COINS Sử Dụng Trên App Cooky Cooky gửi tặng riêng cho quý khách nhận được thông báo. Số COINS cộng vào tài khoản tại App. Để sử dụng, quý khách vui lòng xem theo hướng dẫn ở các bước dưới đây. Đi Chợ Với Cooky Market - Thanh Toán Qua ShopeePay, Giảm Ngay 50K Bước sang thềm năm mới 2022, Cooky và ShopeePay gửi tặng quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI GIẢM 50K khi thanh toán qua ShopeePay để chúng ta cùng nhau đi chợ tiện lợi mà vẫn tiết kiệm. Khoe Vị Tết Nhà, Nhận Ngay Giải Thưởng Lên Đến 100 Triệu Đồng Dù đón Tết xa quê hay được đoàn viên bên gia đình, bạn cũng đừng quên trổ tài sáng tạo và khoe các món Tết đặc sắc của quê mình cùng Sữa đặc Ông Thọ để rinh về những lì xì vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng nha Gợi Ý 4 Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Nhiều Bổ Dưỡng Có thể mẹ chưa biết, yến mạch là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao. Bên cạnh đó, đây còn là loại thực phẩm khá lành tính và ít gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bước vào giai đoạn ăn dặm.
xem thêm bài viết khác