Wiki

Bánh canh là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Bánh canh là tên một loại món ăn có sợi bánh được làm từ bột gạo, bột mì hay bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Bột được nhồi thành tấm và cắt ra thành sợi to và ngắn. Có khi làm thành các sợi như sợi bún nhưng to hơn nhiều. Nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại bánh canh.

Nguồn gốc:

Không thể biết được bánh canh có nguồn gốc từ đâu, mà ta chỉ có thể biết được nó đã hình thành và gắn bó với nên nông nghiệp ở nước ta. Các thương hiệu bánh canh nổi tiếng đã hình thành và còn tồn tại cho đến ngày hôm nay (nghề bánh canh ở Trảng Bàng (Tây Ninh) có truyền thống đã hơn 100 năm).

Giá trị dinh dưỡng:

Giá trị dinh dưỡng (trong 100g) Gr mg Kcal
Năng lượng     110
Protein 1.7    
Cacbohydrat 25.7    
Chất xơ 0.5    
Canxi   12  
Phospho   32  
Sắt   0.2  
Vitamin B1   0.04  

Phân loại:

Theo tính chất: Bánh canh nước và bánh canh khô.

Theo đặc trưng: Bánh canh giò, bánh canh thịt, bánh canh cá, bánh canh cua, bánh canh tôm, ...

Theo vùng miền: Bánh canh Nam Phổ (Huế), bánh canh Sài Gòn, bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh), bánh canh Vĩnh Trung, ...

Đặc điểm và cách chế biến:

Sự đa dạng trong cung cách chế biến cùng với các bí quyết của các thương hiệu đã tạo nên sự phong phú của các loại bánh canh.

Bánh canh Trảng Bàng: Hình thức như các loại bánh canh khác: Đầu tiên gạo được xay thành bột, chế biến thành sợi bánh canh có độ lớn gấp 2 lần sợi bún. Sợi bánh canh phải bùi, trắng và không quá dai. Nếu cộng bánh canh dai nó không khác bánh phở bao nhiêu. Sợi bánh canh trắng muốt, mềm mại, dẻo thơm tinh chế từ loại gạo thơm đặc trưng, được chần nước sôi cho mềm rồi trút vào tô, rải đều trên bề mặt mấy lát thịt heo ba rọi luộc vừa chín tới, thêm một miếng giò, nêm gia vị, hành lá, hạt tiêu xay vừa đủ, rưới nước mắm ngon nguyên chất cá cơm và chan ngập nước “lèo”. Nước dùng (nước lèo) của bánh canh Trảng Bàng cũng giống như nước lèo của bún mắm, nước dùng của phở. Cách chế biến nồi nước dùng cho bánh canh có điểm đặc biệt riêng. Bí quyết của Ông Cáo (Người xây dựng thương hiệu Bánh canh Trảng Bàng) là nước trong, đậm đà hương vị thịt heo nạc. Tô bánh canh nóng, thơm phức mùi xương, mùi thịt, mùi mỡ béo, mùi gia vị, đi kèm tô bánh canh là dĩa giá sống, chén nước mắm mặn, chanh ớt thái miếng.

Tuy nhiên, điều cốt lõi làm nên bánh canh Trảng Bàng là nước mắm ăn cùng với bánh canh và bánh tráng ăn trước đó. Bánh tráng được ăn cùng với bánh canh là bánh tráng nướng phơi sương. Rau cuốn bánh tráng là rau rừng, rau sông và rau trồng trộn lại. Trong đó tỷ lệ rau sông lớn nhất. Hầu như mỗi gia đình ở Trảng Bàng ai cũng biết nấu món bánh canh đã trở thành đặc sản.

Bánh canh Nam Phổ: Được làm từ loại gạo thơm, dẻo, trắng tinh, đem xay, nhào bột, rồi xắt thành con nhỏ và được nấu với tôm hoặc cua giã nhỏ, bỏ thêm gia vị như: bột canh, hành, ớt, … pha thêm chút bột màu, ăn vào nhẹ bụng, mùi vị ngon và đậm đà hương vị đồng quê. Các sợi bánh canh được làm từ bột gạo, được trộn với nước với tỷ lệ 1:1,5. Sau đó cho vào nồi nấu với lửa nhỏ, vừa nấu vừa khuấy để bột đặc lại dẻo và dai hơn. Đợi bột nguội, nặn thành bánh canh cho vào nồi và nấu chín hẳn. Hương vị của loại bánh canh này rất đặc trưng, không nơi nào có được. Nước lèo của bánh canh, nước này phải có màu đỏ của gạch của và tôm, sền sệt, không quá lỏng cũng không quá đặc. Loại bánh này đã được xếp vào một trong những loại bánh hấp dẫn nhất Việt Nam.

Bánh canh Vĩnh Trung: Bánh canh của người dân tộc Khơ-me vùng Bảy Núi An Giang lại là sự kết hợp giữa cá lóc đồng và sợi bánh canh nhỏ, mềm và dai được làm từ loại gạo sóc của người Khơ-me tạo nên một hương vị rất đặc sắc, tạo cho thực khách cảm giác khó quên khi thưởng thức.

Công dụng:

Bánh canh có thể được dùng như món điểm tâm, món ăn khuya hay một bữa ăn chính trong ngày. Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thực phẩm thì ngày nay bánh canh đã và đang có tiềm năng trở thành một sản phẩm công ng

Các địa chỉ bánh canh nổi tiếng:

Bánh canh Trảng Bàng: Bánh canh Hoàng Minh - 180-182, Lý Thái Tổ, P1, Q3, TP HCM; Bánh canh Hoàng Minh II - số 38, Quốc lộ 22, Trảng Bàng, Tây Ninh; Bánh canh Hoàng Ty - 70-72, Võ Văn Tần, P5, Q3, TP HCM; Bánh canh Hoàng Ty - 106, Cao Thắng, P4, Q3, TP HCM; Bánh canh Hoàng Ty - số 1, Nguyễn Hữu Cầu, Q1, TP HCM; Bánh canh Hoàng Ty - 74, Trương Quốc Dung, Q Phú Nhuận, TP HCM; Bánh canh Năm Dung - 90, Nguyễn Văn Rốp, Trảng Bàng, Tây Ninh; ...

Bánh canh Huế: Bánh canh Nam Phổ - 20, Phạm Hồng Thái, TP Huế; Bánh canh Nam Phổ - Hồ Đắc Duy, Phường An Cựu, TP Huế,...

Bánh canh Trà Vinh: Bánh canh Bến Có - 112, Trần Hưng Đạo, Q1, TP HCM, ...

Nguồn Tham Khảo:

Bánh canh, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bánh canh Trảng Bàng, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bánh canh Nam Phổ, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bánh canh Tôm, giadinhnestle.com.vn

Bánh canh, vuongdinh.com

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Ba Ba Ba ba ở một số vùng ở Việt Nam còn gọi tên là cua đinh, là tên gọi của một họ bò sát thuộc bộ Rùa (Testudines). Thân có thể [?] Ba kích thiên Ba kích thiên là rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích, Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy cáy (Thái), Thao tày [?] Bạc hà Cây Bạc hà miền Bắc còn gọi là Dọc mùng hoặc Môn bạc hà là loài cây thân thảo đa niên có thân [?] Bạch chỉ Bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây [?]