Wiki

Bánh đa là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Bánh đa là tên gọi tắt của bánh đa nướng (miền bắc) hoặc bánh tráng nướng (miền Nam), được làm từ bột gạo, cán mỏng như bánh phở, rồi nướng cho phồng và giòn lên là có thể dùng.

Nguồn gốc:

Bánh đa đã có từ lâu, thời chúa Trịnh (Trịnh Tráng), người miền Bắc sử dụng tên gọi bánh đa thay cho bánh tráng để kiêng húy chúa và dần phổ biến rồi quen thuộc đến ngày nay.

Sự tích bánh đa làng Chều: Làng Chều là tên gọi cổ xưa, cũng chẳng ai biết có từ bao giờ nhưng ngay cả những người già ở làng cũng không hiểu hết ý nghĩa của tên gọi cổ đó. Chỉ biết tên làng gắn liền với nghề làm bánh đa nem truyền thống từ rất lâu đời, khoảng 500 đến 600 năm về trước. Khoảng năm 1347, có một người đàn ông trong làng thấy mọi người chỉ ăn mỗi cơm, bánh đúc, rất khó nuốt nên muốn tạo ra một món ăn lạ cho dễ ăn, đỡ đói lòng. Ông nghĩ ra cách giã gạo nhuyễn, đùm vào miếng vải lọc thành nước bột, sau đó tráng trên một tấm vải đặt trên miệng chiếc nồi đồng. Khi chín, mang ra phơi khô, thái thành miếng nhỏ như bánh phở bây giờ, nấu lên ăn thấy thấy lạ miệng và ngon. Từ đó, mọi người cùng nhau làm theo và hoàn thiện dần thành món bánh đa truyền thống. Người đàn ông đó có tên là Trần Đình Hãn, được dân làng suy tôn làm ông tổ nghề bánh đa, làm thành hoàng làng, thờ trong đình và hàng năm làng đều tổ chức lễ hội vào ngày 10 tháng 2 âm lịch để tưởng nhớ đến công lao của ông cũng như truyền thống nghề làm bánh đa. Đó cũng là dịp những người làm nghề của làng do nhiều điều kiện khác nhau phải li tán khắp nơi về hội tụ và gặp gỡ bạn hàng.

Giá trị dinh dưỡng: 100g

Giá trị dinh dưỡng (trong 100g) Gr Kcal
Năng lượng   333
Nước 16.3  
Đạm 4  
béo 0.2  
Bột 78.9  
Chất xơ 0.5  

Công dụng:

Bánh đa có rất nhiều công dụng, chủ yếu là để cuộn và ăn kèm với gỏi, các món xào hay các món bằm nhuyễn.

Cách dùng:

- Bánh đa chưa nướng: Có thể thấm nước cho mềm rồi cho nguyên liệu cần cuốn vào, cuộn đều lại. Có thể dùng với nước chấm tùy thích hoặc đem chiên giống như chả cũng rất ngon.

- Bánh đa nướng: Có thể dùng ngay hoặc bẻ nhỏ múc lấy thức ăn rồi dùng, đó sẽ là sự kết hợp tuyệt vời.

Cách chế biến:

Bánh đa được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Những nguyên liệu này tuy dễ kiếm nhưng phải đảm bảo nhiều yêu cầu khắt khe để có được chiếc bánh ngon. Gạo phải là thứ gạo trắng, tuyệt đối không lẫn trấu hay cám lọt vào, nếu không sẽ làm cho bánh bị cợn, vẩn đục gây mất ngon. Gạo được xay nhuyễn với nước rồi trộn với thứ vừng (mè) đen hảo hạng, không có hạt vỡ cùng với tỏi giã nhỏ, tiêu đâm mịn và những gia vị vừa đủ rồi tráng bằng nồi hấp. Khi bánh chín thì vớt ra, cho lên các giá để phơi cho đến khi bánh khô giòn. Công đoạn tráng bánh khá công phu, đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Nếu người thợ tráng hơi non tay thì bánh không có được độ đều và dày cần thiết để khi bánh đã khô có thể nướng hoặc chiên sẽ phồng đều mà không bị vẹo bánh.

Các làng nghề bánh đa nổi tiếng:

Bánh đa làng Chều (Hà Nam); làng nghề Bánh đa Kế (Bắc Giang); bánh đa Đô Lương (Nghệ An); bánh đa Lộ Cương (Hải Phòng); ...

Nguồn tham khảo:

Bánh đa, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bánh tráng, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bánh đa, vietbao.vn

Bảng thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm trong 100g, vansu.vn

Nghề làm bánh đa làng Chều, facebook.com

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Ba Ba Ba ba ở một số vùng ở Việt Nam còn gọi tên là cua đinh, là tên gọi của một họ bò sát thuộc bộ Rùa (Testudines). Thân có [?] Ba kích thiên Ba kích thiên là rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích, Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy cáy (Thái), Thao [?] Bạc hà Cây Bạc hà miền Bắc còn gọi là Dọc mùng hoặc Môn bạc hà là loài cây thân thảo đa niên có [?] Bạch chỉ Bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương [?]