Wiki

Bạch truật là gì?

Wed, 21 Oct 2015 08:13:31 GMT

Bạch Truật là cây sống nhiều năm, cao 40-60cm. Rễ củ mập, có vỏ ngoài màu vàng xám. Thân hình trụ, mọc đứng phía trên phân nhánh, phần dưới hóa gỗ. Lá mọc so le, lá phía dưới có cuống dài, xẻ sâu thành 3 thùy (ít khi 5) như những lá chét riêng biệt, thùy giữa to hơn, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc lệch, đầu nhọn, mép có răng cưa như gai; lá gần ngọn có cuống ngắn, không chia thùy, mép khía răng; gân lá nổi rất rõ ở mặt dưới.
Cụm hoa mọc thành đầu ở đầu cành; mỗi đầu gồm nhiều hoa hình ống, màu tím; tổng bao lá bắc hình chuông gồm những lá hẹp xẻ nhiều thùy rất sâu hình lông chim; nhị 5, hàn liền.
Quả bế hình cầu hoặc bầu dục, hơi dẹt có một chùm lông dài trắng. Mùa hoa quả: tháng 8-11.

Thành phần hóa học:

Trong rễ củ bạch truật có tinh dầu 1,4%. Thành phần tinh dầu chủ yếu gồm: atractylon, acetoxy atractylon, hydroxyatractylon, atractylat kali.

Tác dụng:

Bạch truật được xem là một vị thuốc bổ bồi dưỡng và được dùng chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi. Cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, bột hoặc cao. Người đau bụng do âm hư nhiệt trướng, đại tiện táo, háo khát không dùng.

- Chống loét dạ dày

Tác dụng này đã được nghiên cứu trên 3 mô hình:

   + Gây loét dạ dày thực nghiệm, tạo nên những tổn thương có bệnh sinh khác nhau.

   + Loét Shay bằng cách thắt môn vi, có khả năng gây nên không những tình trạng ứ trệ dịch vụ dạ dày, mà còn gây tổn thương về mạch máu kèm theo thiếu màu nguồn gốc thần kinh thực vật.

   + Loét bằng cách cho nhịn đói có thể do nguồn gốc tâm lý, loét bằng cách tiêm Histamin được gây nên một phần do tăng tiết dịch vị, và phần khác do tác dụng làm hư hại mạch máu bởi liều cao Histamin.

Bạch truật có tác dụng ức chế rõ rệt loét Shay và loét do nhịn đói, không tác dụng với loét do Histamin.

- Giảm rõ rệt lượng vị tiết ra

Việc nghiên cứu ảnh hưởng đối với hoạt động tiết dịch vị đã chứng minh Bạch truật có tác dụng làm giảm rõ rệt lượng vị tiết ra và không làm giảm độ Acid tự do của dịch vị.

- Không gây biến đổi về lưu thông mật

Việc nghiên cứu ảnh hưởng đối với chức năng ngoại tiết của gan đã chứng minh Bạch truật không gây biến đổi về lưu thông mật, nhưng làm tăng một cách có ý nghĩa hàm lượng cắn khô trong mật, và như vậy đã tăng lượng các chất thải trừ qua mật.

- Bạch truật không ảnh hưởng đối với chức năng này của gan

Việc nghiên cứu tác dụng đối với chức năng gan trong nghiêm pháp BSP về khả năng phân huỷ và thải trừ chất màu của gan cho thấy Bạch truật không ảnh hưởng đối với chức năng này của gan.

- Hoạt tính chống viêm

Hoạt tính chống viêm của Bạch truật được thể hiện rõ rệt trên hai giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm, tương ứng với những biến đổi về mạch máu gâu thoát huyết tương ở khoảng ngoài tế bào và tạo phù nề. Tác dụng này đã được chứng ming trong thi nghiệm gây phù bằng Kaolin với liều Bạch truật từ 7,5 g/kg thể trọng trở lên. Đối với giai đoạn bán cấp phản ứng viêm tương ứng với sự tạo thành tổ chức hạt trong mô hình u hạt thực nghiệm với Amian, Bạch truật có tác dụng ức chế rõ rệt với liều từ 10 g/kg thể trọng trở lên.

- Gây teo tuyến ứ chuột cống non

Tuyến ức có vai trò quan trọng trong sự hình thành hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bạch truật có tác dụng gây teo tuyến ứ chuột cống non từ liều 15 g/kg thể trọng trở lên.

- Tác dụng khác

Bạch truật không ảnh hưởng đối với thành phần các Protein huyết thanh và chức năng bài tiết Urê của thận.

Bạch truật tỏ ra không độc trong các thí nghiệm về độc tính cấp và bán cấp, không gây phản ứng phụ trong thí nghiệm cho động vật dùng thuốc dài ngày.

Các tác giả Trung Quốc đã nghiên cứu tác dụng dược lý của Thương thuật – Atractylodes lancea (Thunb) DC. Liều nhỏ tinh dầu Thương truật có tác dụng trấn tĩnh đối với một loại Ếch xanh, liều cao ức chế trung khu thần kinh và chết do ngừng hô hấp. Cao Thương truật tiêm dưới da cho Thỏ gây giảm đường huyết trong vòng 2 – 5 giờ, có tác dụng gây chậm nhịp tim Ếch, liều cao làm tim tê liệt và ngừng đập. Trên huyết áp, liều nhỏ làm huyết áp hơi tăng, liều cao gây hạ huyết áp. Tác dụng lợi tiểu, tác dụng ức chế cho bóp tá tràng Thỏ cô lập.

Bạch truật và Thương truật có tác dụng gần giống nhau. Bạch truật có tác dụng ức chế đối với một loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da. Glucosid Kali Atractylat chiết từ Bạch truật có tác dụng chọn lọ trên đường huyết, đầu tiên gây tăng, sau đó gây hạ đường huyết có thể có thể tới mức gây co giật do hạ đường huyết quá thấp. Lượng Glucogen trong gan Chuột nhắt giảm đáng kể, nhưng lượng Glucogen trong tim hơi tăng, dước tác dụng của Glucosid này. Rễ Bạch truật có hoạt tính nghiệm In Vitro. Ở Nhật Bản người ta thường dùng loài Atractylodes Japonica Koidz. Là biến giống của Atractylodes Ovata DC. Loài A. Japonica Koidz có những tác dụng dược lý như sau:

  + Tác dụng lợi tiểu, làm giảm phù đối với phù nhẹ.

   + Nước sắc có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt..

   + Ức chế sự đông máu. Nước sắc có tác dụng giảm khả năng máu đông trong trường hợp hoạt tính tạo Fibrin trong máu tăng cao.

   + Chất Atractylon trong Bạch truật có tác dụng chống suy giảm chức phận gan.

Bạch truật chế biến với giấm có tác dụng tăng tiết mật khi dùng uống.

   + Nước sắc của Bạch truật có tác dụng mạnh chống loét các cơ quan đường tiêu hoá.

   + Các chất Atractylenolid I, II, III có tác dụng chống viêm và dịch chiết nước của Bạch truật có tác dụng chống viêm khớp rất rõ.

Cao nước của rễ Atractylodes Japonica Koidz. Có tác dụng hạ đường huyết trên Chuột nhắt, cao được phân tách trên hoạt tính dược lý và thu được 3 Glycan, là các Atraxtan A, B, C. Những thành phần này có tác dụng hạ đường huyết trên Chuột nhắt bình thường và Chuột được gây đái tháo đường bằng Aloxan.

Các nhà cung cấp:

yhoccotruyen.vncaythuocnam.com.vnduoclieu36.comcaythuocthiennhien.com, ...

Nguồn tham khảo:

vi.wikipedia.org

trangphuclinh.vn

www.lrc-hueuni.edu.vn

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Ba Ba Ba ba ở một số vùng ở Việt Nam còn gọi tên là cua đinh, là tên gọi của một họ bò sát thuộc bộ Rùa (Testudines). Thân có [?] Ba kích thiên Ba kích thiên là rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích, Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy cáy (Thái), Thao [?] Bạc hà Cây Bạc hà miền Bắc còn gọi là Dọc mùng hoặc Môn bạc hà là loài cây thân thảo đa niên có [?] Bạch chỉ Bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương [?]