Wiki

Bạch đậu khấu là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Bạch đậu khấu dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo thập di là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Bạch đậu khấu. Quả hình cầu dẹt, có 3 múi, đường kính 1 – 1,5 cm. Mặt ngoài vỏ màu trắng ngà, có một số đường vân dọc, đôi khi còn sót cuống quả. Vỏ quả khô dễ tách.

Mỗi quả có 20 – 30 hạt, gọi là khấu mễ hoặc khấu nhân, tập hợp thành khối hình cầu gọi là khấu cầu. Khấu cầu chia làm 3 múi có thành mỏng màu trắng ngăn cách, mỗi múi có 7 – 10 hạt. Hình dạng hạt không đồng nhất, phần nhiều là hình khối nhiều mặt không đều, đường kính khoảng 3 mm, mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu thẫm, có vân nhỏ, chất cứng. Mặt cắt ngang màu trắng. Hạt chứa nhiều tinh dầu. Mùi thơm, vị cay.

Vỏ hạt gồm các tế bào hình chữ nhật, có thành hơi dày. Các tế bào chứa sắc tố màu hồng nâu, to nhỏ không đều. Tế bào chứa tinh dầu. Hạt tinh bột có đường kính 3 – 6 mm.

Độ ẩm quả bạch đậu khấu

Không quá 12 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ quả non, lép: Không quá 10 %.

Tạp chất khác: Không quá 3%.

Phân bố:

Cây bạch đậu khấu là loài cây bản địa ở miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi chúng thường mọc nhiều trong những khu rừng cao 800 - 1500 m so với mực nước biển. Nó cũng được trồng nhiều ở Ấn Độ, phia nam châu Á, Indonesia, Guatemala.

Cây Đậu khấu mọc hoang và được trồng ở Việt nam, Lào, Campuchia, Thái lan, Xri Lanca, Nam mỹ. Ở Việt Nam, cây mọc tự nhiên và được trồng ở vùng núi cao, có khí hậu mát lạnh như Lào Cai, Cao Bằng.

Đơn vị đo lường:

Gram, kilo gram.

Thành phần hóa học:

Trong Bạch đậu khấu có chừng 2,4% tinh dầu, thành phần chủ yếu của dầu có: bomeol, camphor, humulene, eucalyptole, pinene, caryophyllene, laurelene, terpinene, myrtenal, carvone, sabinene.

Tác dụng:

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, bạch quả có tác dụng tăng tiết dịch dạ dày, hưng phấn nhu động ruột, tống khí tích trệ ở ruột, ức chế sự lên men bất thường của ruột và cầm nôn.

- Trị chứng ngực bụng đầy đau: Ngũ cách khoan trung ẩm: Bạch đậu khấu 5g, Hậu phác 6g, Quảng Mộc hương 3g, Cam thảo 3g, sắc uống.

- Trị chứng thấp ôn, ngực tức đầy khó thở: Tam nhân thang (Ôn bệnh điều biện): Bạch khấu nhân 5g, Hạnh nhân 10g, Ý dĩ nhân 15g, Hậu phác 6g, Hoạt thạch 12g, Trúc diệp 10g, Bán hạ 10g, Thông thảo 6g, sắc uống.

- Trị chứng rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, ợ hơi: Bạch đậu khấu 20g tán bột mịn, nước Sinh khương vừa đủ làm viên, mỗi lần uống 0,5 - 3g với nước sôi nguội. Trị nôn do vị hàn.

- Giải độc rượu: say rượu không tỉnh. Dùng Bạch đậu khấu 5g, Cam thảo 5g, sắc nước uống cho uống.

- Trẻ em bú vào trớ ra: Bạch đậu khấu 14g, Sa nhân 14 nhân, Cam thảo 8g, đều tán bột mịn xát vào mồm trẻ.

Sử dụng:

Chúng thường được trồng bằng hạt vào mùa thu và bằng rễ vào mùa xuân và mùa hè, trồng trên đất khô, ẩm, màu mỡ và có bóng mát.  Thường thu hái ở những cây được 3 năm tuổi. Khi quả từ màu xanh chuyển sang vàng xanh thì hái phơi hay sấy khô loại bỏ cuống, xông diêm sinh cho vỏ trắng ra, khi dùng bóc vỏ lấy hạt.

Bảo quản quả bạch đậu khấu:

Để nơi khô, mát, trong bao bì kín, tránh mọt.

Các nhà cung cấp:

caythuocnam.com.vn, các chợ và siêu thị  lớn, ...

Nguồn tham khảo:

bachkhoatrithuc.vn

chuthapdo.org.vn

suckhoedoisong.vn

thanhnien.com.vn

 

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Ba Ba Ba ba ở một số vùng ở Việt Nam còn gọi tên là cua đinh, là tên gọi của một họ bò sát thuộc bộ Rùa (Testudines). Thân có thể [?] Ba kích thiên Ba kích thiên là rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích, Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy cáy (Thái), Thao tày [?] Bạc hà Cây Bạc hà miền Bắc còn gọi là Dọc mùng hoặc Môn bạc hà là loài cây thân thảo đa niên có thân [?] Bạch chỉ Bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây [?]