Wiki

Cam là gì?

Fri, 02 Oct 2015 09:04:37 GMT

Cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata). Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.

Brazil là nước sản xuất nước cam nhiều nhất thế giới, sau đó là Florida, Hoa Kỳ.

Giá trị dinh dưỡng: 100g

Calo (kcal) 47
Lipid 0,1 g  
Cholesterol 0 mg  
Natri 0 mg  
Kali 181 mg  
Cacbohydrat 12 g  
Chất xơ 2,4 g  
Đường 9 g  
Protein 0,9 g  
Vitamin A 225 IU Vitamin C 53,2 mg
Canxi 40 mg Sắt 0,1 mg
Vitamin D 0 IU Vitamin B6 0,1 mg
Vitamin B12 0 µg Magiê 10 mg

 

Sử dụng

Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, và vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua. Cam thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy nước. Vỏ cam dày, có vị đắng, thường bị vứt đi nhưng có thể chế biến thành thức ăn cho súc vật bằng cách rút nước bằng sức ép và hơi nóng. Nó cũng được dùng làm gia vị hay đồ trang trí trong một số món ăn. Lớp ngoài cùng của vỏ có thể được dùng làm "zest" để thêm hương vị cam vào thức ăn. Phần trắng của vỏ cam là một nguồn pectin.

Dầu cam, được chế biến bằng cách ép vỏ. Nó được dùng làm gia vị trong thực phẩm và làm hương vị trong nước hoa. Dầu cam có khoảng 90% d-Limonene, một dung môi dùng trong nhiều hóa chất dùng trong gia đình, cùng với dầu chanh dùng để làm chất tẩy dầu mỡ và tẩy rửa nói chung. Chất tẩy rửa từ tinh chất cam hiệu quả, thân thiện với môi trường, và ít độc hại hơn sản phẩm cất từ dầu mỏ, đồng thời có mùi dễ chịu hơn.

Tác dụng

Chống ung thư vú và ung thư ruột kết. Ngoài ra, uống nước cam còn trị sốt, trị cảm lạnh, trị táo bón, viêm khớp, tim mạch, huyết áp cao.

Nước cam có nhiều tác dụng tích cực đến ung thư. Nó chứa các chất thuộc nhóm flavonoid như hesperitin và naringinin.

Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng nước cam làm giảm bệnh bạch cầu ở trẻ em, cũng như chống lại bệnh ung thư vú, ung thư gan và ruột kết.Nhiều nghiên cứu khác đã chứng tỏ hiệu quả phòng chống ung thư của nước cam, nó chứa các chất chống oxy hóa như antimutagenic, antingenotoxic, cytoprotective và nội tiết tố.

Nước cam cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng virut và điều chỉnh sự hấp thụ xenobiotics – là những chất lạ không cần thiết cho cơ thể.

Trị chứng táo bón: Ăn hoặc uống nước cam vào bữa sáng liên tục trong vài ngày sẽ giúp bạn khắc phục chứng táo bón rất hiệu quả.

Một cốc nước cam sau mỗi bữa sáng cũng sẽ mang lại cho bạn tinh thần phấn chấn để bắt đầu một ngày mới.

Buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất các canxi và các vitamin trong quả cam. Không nên uống nước cam vào buổi tối vì sẽ gây ra chứng khó ngủ.

Tốt cho người mắc timmạch và huyết áp cao: Nếu bạn không phải là bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể uống nước cam với mật ong, số lượng kali cao trong nước cam có tác dụng làm giảm huyết áp cao.

Trị viêm khớp: Chất Carotene – tiền sinh tố của vitamin A có tác dụng làm giảm cơn đau của viêm khớp và bệnh Gout.

Trị lão hoá da: Nước ép trái cam có thể sử dụng như một loại nước tẩy trang,làm sạch da.

Vỏ quả cam được dùng tẩy da chết, tinh dầu trong vỏ cam sẽ làm da thêm mềm mại, lấy lại độ căng bóng do da hấp thụ được lượng tinh dầu trong vỏ cam, từ đó nâng cao sức đề kháng cho làn da.

Nước cam có nhiều tác động tích cực trong việc phòng chống ung thư nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao có nguồn gốc từ chất flavonoids như như hesperitin và nariginin. Nhưng nếu sử dụng quá mức lại làm phát sinh nguy cơ mới.

Các nhà nghiên cứu thừa nhận độc tính tiềm tàng trong nước cam nếu sử dụng quá mức, nhất là đối với trẻ em, người huyết áp cao, suy thận và bệnh nhân tiểu đường.

Tác dụng phụ

các nhà nghiên cứu thừa nhận độc tính tiềm tàng trong nước cam nếu sử dụng quá mức, nhất là đối với trẻ em, người huyết áp cao, suy thận và bệnh nhân tiểu đường. Các cá nhân thuộc các nhóm này nếu uống quá nhiều nước cam, có thể gây ra phản ứng độc hại như tăng kali máu, cũng như liên quan mật thiết với dị ứng thực phẩm và bùng phát vi khuẩn (trong trường hợp chưa được tiệt trùng.)

Đặc biệt, có những thời điểm bạn không nên uống nước cam bởi sẽ gây tác dụng ngược rất hại cho sức khoẻ.

Thứ nhất, Sau khi ăn, uống 1 ly nước cam có nên không? Khi bạn vừa ăn xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì, trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.

Thứ 2, với người bị viêm loét dạ dày, Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.

Thứ 3, khi đang dùng thuốc, nhất là thuốc khánh sinh

Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hoá học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài.

Nguồn tham khảo

vi.wikipedia.org

alobacsi.com

www.tinmoi.vn

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Cá là động vật có dây sống, hầu hết là biến nhiệt (máu lạnh) có mang, một số có phổi và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên [?] Cá ba sa Cá ba sa có thân ngắn hình thoi, hơi dẹp bên, lườn tròn, bụng to tích lũy nhiều mỡ, chiều dài tiêu chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Đầu cá [?] Cá bã trầu Cá bã trầu là gì? Cá bã trầu còn gọi Cá Thóc, Cá Trao Tráo hay Cá Mắt Kiếng thuộc họ nhà cá sơn, mắt to, [?] Cá bạc má Cá bạc má (danh pháp hai phần: Rastrelliger kanagurta) là một loài cá trong họ Cá thu ngừ, còn được gọi là cá thu Ấn Độ, có thân [?]