Wiki

Cá chim là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Cá chim có nhiều tên gọi khác như thoa phiến ngư, xương ngư, bình ngư… là một loài cá có cơ thể bằng phẳng, vây đuôi chẻ và vây ngực dài. Cá chim trắng có màu bạc hoặc trắng với một ít vảy. Chúng cân nặng 4–6 kg. Tuy nhiên, do đánh bắt quá mức, mẫu vật có trọng lượng dưới 1 kg thường được bắt gặp.

Ngoài các loại cá chim biển, hiện nay ở nước ta còn có loại cá chim nước ngọt. Cá chim nước ngọt có tên khoa học là Colossoma brachypomum, có nguồn gốc tại vùng Amazon, Nam Mỹ, được nhập vào nước ta từ năm 1998.

Cá này cho thịt ăn ngon, lại lớn nhanh gấp 3 - 4 lần các loài cá khác, hiện đang được nuôi ở nhiều địa phương. Cá chim trắng nước ngọt có màu xám bạc hoặc màu ánh bạc hơi xanh, hàm trên và hàm dưới của cá đều có răng khá sắc có tác dụng cắn xé thức ăn (cá nhỏ, tôm, tép...). 

Phân bố

Sinh sống ở ngoài khơi Trung Đông, Nam Á, Đông Nam Á. Loại cá này được đánh giá cao trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho hương vị của nó. Nó thường bị nhầm với Trachinotus carolinus sinh sống ở ngoài khơi vịnh Mexico.

Giá trị dinh dưỡng

Thịt cá chim trắng ngon và giàu chất bổ dưỡng. Trong 100g thực phẩm ăn được có 75,2g nước, 19,4g protein, 5,4g lipit, 1,1g tro, 15mg canxi, 185mg photpho, 0,6mg sắt, 145mg natri, 263mg kali, 27mg vitamin A, 2mg vitamin PP, 1mg vitamin C, các vitamin B1, B2... cung cấp được 126kcal.

Trong 100g thịt cá chim đen có 76,3g nước, 19,8g protein, 2,5g lipit, 1,3g tro, 43mg canxi, 204mg photpho, 0,6mg sắt, 94mg natri, 196mg kali, 97mg vitamin A, 3,8mg vitamin PP, các vitamin B1, B2... cung cấp được 102kcal.

 

Công dụng

Cá chim thịt ngon và bổ, được nhân dân ta coi là đặc sản hàng đầu trong các loài cá biển (chim, thu, nụ, đé). Biển nước ta có nhiều loại cá chim như: Cá chim trắng, cá chim đen, cá chim gai, cá chim Ấn Độ... nhưng gặp phổ biến và có giá trị hơn cả là cá chim trắng và đen.

Thịt cá chim, dù là cá chim trắng, chim đen hay chim trắng nước ngọt đều là loại thực phẩm ngon và nhiều chất dinh dưỡng, giàu omega - 3, nhiều protein có lợi cho sức khỏe.

Theo Đông y, cá chim có vị ngọt mặn, tính hơi ôn, đi vào các kinh tỳ và thận. Có công hiệu kiện tỳ, dưỡng huyết, bổ vị cố tinh, nhu lợi cân cốt. Được dùng trong các trường hợp kém ăn, cơ thể suy nhược, hồi hộp, đánh trống ngực (tâm quý), đau đầu hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, quên lẫn, đau nhức, mỏi mệt, tê bại vùng cổ, thắt lưng và tay chân. Liều dùng trung bình từ 200 - 250g/ngày dưới dạng món ăn như nấu, xào, hầm, om, nướng hay chiên rán.

Món ngon và bài thuốc từ cá chim:

Tác dụng phụ

Những người mỡ máu cao, tăng huyết áp, bệnh mạch vành không nên dùng.

Sản phẩm và bảo quản

Cá chim thường được bán trên thị trường dưới các dạng đông lạnh nguyên con, phi lê đông lạnh tươi, cắt khúc đông lạnh tươi. Thực phẩm đông lạnh thường được bảo quản ở nhiệt độ -18 độ C, được giữ liên tục ở độ lạnh ấy từ nhà máy chế biến đến người tiêu dùng qua một dây chuyền làm lạnh hiện đại, tiếp theo đó là ngăn đông của tủ lạnh gia đình.

Thông thường, các thực phẩm đông lạnh đều được yêu cầu giữ ở -180 độ C vậy, khi mang về nhà bảo quản, thực phẩm đông lạnh dễ bị hỏng. Nếu khi chế biến, không chú ý có thể gây ngộ độc do thực phẩm đã biến chất và sự phát triển trở lại của vi khuẩn.

Nguồn tham khảo

vi.wikipedia.org

suckhoedoisong.vn

afamily.vn

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Cá là động vật có dây sống, hầu hết là biến nhiệt (máu lạnh) có mang, một số có phổi và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên [?] Cá ba sa Cá ba sa có thân ngắn hình thoi, hơi dẹp bên, lườn tròn, bụng to tích lũy nhiều mỡ, chiều dài tiêu chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Đầu cá [?] Cá bã trầu Cá bã trầu là gì? Cá bã trầu còn gọi Cá Thóc, Cá Trao Tráo hay Cá Mắt Kiếng thuộc họ nhà cá sơn, mắt to, [?] Cá bạc má Cá bạc má (danh pháp hai phần: Rastrelliger kanagurta) là một loài cá trong họ Cá thu ngừ, còn được gọi là cá thu Ấn Độ, có thân [?]