Wiki

Khoai mì là gì?

Tue, 15 Sep 2015 14:58:25 GMT

Khoai mì (phương ngữ miền Nam) hay sắn (phương ngữ miền Bắc) (danh pháp hai phần: Manihot esculenta; tên trong các ngôn ngữ khác: cassava, tapioca, yuca, mandioca, manioc, maniok, singkong, ubi kayu, aipim, macaxeir, kappa, maracheeni) là cây lương thực ăn củ có thể sống lâu năm, thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae).

Nguồn gốc

Cây khoai mì (sắn) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993).

Đặc điểm

Cây khoai mì cao 2–3m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6-12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.

Giá trị dinh dưỡng

Khoai mì tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%, chất protein, béo, xơ, tro trong 100g được tương ứng là 0,8-2,5g, 0,2-0,3g, 1,1-1,7g, 0,6-0,9g, chất muối khoáng và vitamin trong 100g củ khoai mì là 18,8-22,5mg Ca, 22,5-25,4mg P, 0,02mg B1, 0,02mg B2, 0,5mg PP. Trong củ khoai mì, hàm lượng các axit amin không được cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các axit amin chứa lưu huỳnh.

Cách sử dụng

Khoai mì có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ khoai mì dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến lát khô, bột khoai mì nghiền, tinh bột khoai mì, tinh bột khoai mì biến tính, các sản phẩm từ tinh bột khoai mì như bột ngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric, xiro glucose và đường glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông (Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên 2004), bánh kẹo, mì ăn liền, bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm.

Lưu ý: 

- Khoai mì phải được lột bỏ vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi vì những phần này chứa nhiều độc chất. Ngâm trong nước qua đêm, luộc với nhiều nước và mở nắp nồi khi luộc. Mục đích là để độc tố tan theo nước và bốc hơi theo hơi nước.

- Không ăn đọt khoai mì, khoai mì cao sản, khoai mì lâu năm, khoai mì có vị đắng. Những loại này chứa rất nhiều độc chất.

- Không cho trẻ em ăn nhiều khoai mì.

- Không nên ăn khoai mì nguyên củ nướng hoặc chiên vì độc chất còn nguyên chưa bị khử.

Tham khảo:

https://vi.wikipedia.org

http://www.foodnk.com

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Kem béo Kem béo hay topping cream, là một loại kem tươi thực vật, ít béo. Thành phần gồm các chất chuyển thể từ sữa (emulsifier) và tạo đặc (hydrocolloids)… [?] Kem dâu Kem dâu là một loại kem khá phổ biến, được nhiều người yêu thích, có vị dâu, béo ngậy, thơm nhẹ mùi sữa. Thành phần Sữa tươi không [?] Kem dừa Kem dừa là loại kem phổ biến, ngon, có màu trắng sữa đựng trong trái dừa non còn nguyên nắp, bên trên có chút dừa tươi bào sợi nhỏ, chút [?] Kem khoai môn Kem khoai môn là một loại kem phổ biến, được bán rộng rãi trong thị trường Việt Nam. Kem khoai môn có vị bùi thơm của khoai, béo ngậy của nước cốt dừa và kem tươi... Thành [?]