Wiki

Lá sung là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Cây sung hay ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong (danh pháp hai phần: Ficus racemosa, đồng nghĩa Ficus glomerata Roxb., 1802) là loại thân cây gỗ lớn, mọc nhanh, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm bìa rừng, nhiều nhất là ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối.

Các lá kèm hình trứng-mũi mác, dài 1,5–2 cm, có màng và lông tơ. Các lá sớm rụng, mọc so le; cuống lá dài 2–3 cm; phiến lá hình elip-trứng ngược, elip hay elip hẹp, kích thước 10-14 x 3-4,5(-7) cm, dai như da, lục nhạt ở xa trục, có lông tơ khi còn non, không lông và hơi xù xì khi già, màu lục sẫm ở gần trục và nhẵn nhụi, gốc lá hình nêm hơi cùn, mép lá nguyên, nhọn đỉnh tới hơi cùn; gân bên cơ sở 2, gân thứ cấp 4-8 ở mỗi bên của gân giữa.

Giá trị dinh dưỡng

Sung có thể cung cấp nhiều calori (74 Kcal/100 gr), nhiều khoáng chất đặc biệt là calcium, potassium, magnésium, phosphor; vi lượng như sắt, chất xơ và vitamin nhóm B, C, A, retinol, E và K.

Tác dụng & tác dụng phụ

Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa, liều dùng 10-20g/ngày.

Một số bào thuốc đơn giản từ lá sung

- Lá sung chữa bệnh giời leo: Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay. Một kết qủa nghiên cứu lâm sàng cho thấy: điều trị 21 ca, trong 1-2 ngày đều khỏi cả.

- Chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ thiếu sữa: Hằng ngày nấu nước lá sung hoặc vỏ cây sung uống thay nước chè.

- Chữa mụn lở hoặc vú sưng đau: Lá sung giã nát, trộn với nhựa sung đắp lên, đau đến đâu đắp đến đó.

- Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lấy nhựa sung phết lên giấy mỏng, dán kín lên chỗ đau (nếu mụn chưa vỡ mủ thì nhớ khoét chừa một lỗ bằng đầu đũa ở chính giữa miếng giấy).

- Sơ cứu nhức đầu: Trong khi chờ thuốc, dùng nhựa sung phết lên giấy mỏng đắp lên hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn mỗi lần 1 nắm lá sung non trước khi đi ngủ.

- Giảm cơn hen: Hứng lấy 5 giọt nhựa sung, hòa với 1 thìa mật ong cho uống.

- Chữa trĩ ngoại: Lấy nửa cân lá sung thái nhỏ đổ ngập nước sắc kỹ rồi để ra chậu cho bệnh nhân ngồi lên để xông, sau đó lại vớt lá đắp lên chỗ đau, hễ nguội lại thay, mỗi ngày 2-3 lần như thế, liền trong 2-3 ngày. Ở nơi không có lá sung tươi có thể dùng lá sung khô.

- Chữa mụn nổi đỏ trên mặt: Hằng ngày nấu nước lá sung tật rửa nhẹ rồi để cho tự khô, không lau mặt.

- Trẻ nhỏ ghẻ lở: Lá sung non giã nát xát lên nhiều lần.

Cách sử dụng

- Lá sung non cũng thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, thịt lợn ba chỉ luộc, gỏi cá, dùng gói nem…

- Lá sung tật - tức loại lá có côn trùng đẻ vào khiến các đốm sùi lên - được dùng để chữa một số loại bệnh và là thành phần trong phương thuốc lợi sữa.

- Loại cây này là một loài cây cảnh rất phổ biến vì có dáng thân rất đẹp và bởi quan niệm từ sung gần với sung túc, hiện tại cây sung còn được sử dụng làm bonsai.

Có thể tham khảo thêm các link bên dưới:

http://skcd.com.vn

https://vi.wikipedia.org

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Lá bạc hà Lá bạc hà là gì? Lá bạc hà là một bộ phận của cây bạc hà, còn gọi húng bác hà, bạc hà nam.... Lá [?] Lá bưởi Lá bưởi là một bộ phận trên cây bưởi, có gân hình mạng, lá hình trứng, dài 11–12cm, rộng 4,5-5,5cm, hai đầu tù, nguyên, [?] Lá cẩm Lá cẩm (danh pháp hai phần: Peristrophe roxburghiana, tiếng Anh: magenta plant) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), phân bố tại vùng [?] Lá chanh Lá chanh là một bộ phận trên cây chanh, về đặc điểm lá chanh hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Tác dụng Lá [?]