Wiki

Lá trà xanh là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Cây Trà hay cây Chè có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất trà - đừng nhầm với cây hoa trà. Tên gọi sinensis có nghĩa là "Trung Quốc" trong tiếng Latinh. Các danh pháp khoa học cũ còn có Thea bohea và Thea viridis.

Nguồn gốc

Camellia sinensis xuất xứ từ Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét (6 ft) khi được trồng để lấy lá. Nó có rễ cái dài. Hoa trà màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 - 8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu.

Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng (100gr) Gr Kcal
Năng lượng   1
Chất béo 0 0
Carbonhydrate 0.3 1.2
Protein 0 0

Tác dụng & tác dụng phụ

Tác dụng

Lá trà được dùng trong Đông y để trị hen phế quản (như một loại thuốc trị hen suyễn), nhiệt miệng, đau thắt ngực, bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu ngoài.

Ngày nay, trà xanh phổ biến khắp nơi, là thức uống rất có lợi cho sức khỏe, góp phần ngừa ung thư, giảm cholesterol, diệt khuẩn, giảm cân, làm đẹp, điều trị đái tháo đường loại 2.

Tác dụng phụ

Tuy nhiên, ngày nay trà cũng có tác dụng xấu đến sức khỏe, như chứa caffein vượt mức cho phép, nhiều loại trà còn chứa flo và oxalat.

- Có thể gây thiếu máu: Các catechin có trong trà xanh có thể khiến bạn bị thiếu máu do thiếu sắt.

- Có thể ảnh hưởng đến thai nhi: Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, không nên uống đến tách trà thứ 2 trong ngày. Một ly trà xanh có chứa khoảng 200 mg caffeine. Nếu uống nhiều hơn, có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Caffeine cũng đi qua sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh trong thời kỳ đang bú sữa mẹ.

- Khiến dạ dày khó chịu: Bạn nên giới hạn số lần uống trà xanh chỉ khoảng 2-3 lần một ngày. Cũng không nên uống trà xanh khi dạ dày bạn trống rỗng bởi điều này sẽ làm tăng axit dạ dày, gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn và nôn.

- Trà xanh chứa caffeine: Một tách trà xanh có chứa khoảng 24-45 mg caffeine. Hàm lượng caffeine trong trà xanh ít hơn so với cà phê, nhưng nếu uống trà 4-5 lần một ngày có thể gây ra nhiều loại bệnh như: Bệnh tiểu đường, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng nhịp tim, chứng run..

Tương tác với một số loại thuốc: Thuốc kích thích chức năng của hệ thần kinh không nên sử dụng cùng với trà xanh. Các caffeine trong trà xanh tăng tốc độ hoạt động của hệ thần kinh và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng như chóng mặt, tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

- Có thể gây bệnh loãng xương: Loãng xương là một tình trạng gây ra sự suy yếu của xương do thiếu canxi. Trà xanh ức chế việc sử dụng canxi của cơ thể, làm cho bạn dễ bị loãng xương.

Cách dùng

Dạng tươi dùng nấu nước uống, dạng khô dùng làm trà, xay bột dùng trong nguyên liệu làm bánh,…

Phân loại

Trà tươi: nguyên liệu gồm lá chè non và già, to nhỏ, xanh tươi, không qua chế biến, hái về rửa sạch và nấu nước uống.

Trà nụ: (nụ hoa chè): nụ còn non (nụ hạt tiêu), hái trong tháng 10-11 dương lịch, hái về phơi trong bóng râm, cho đến khô màu xanh, nếu phơi nắng thì chóng khô, nhưng nụ màu đỏ, chất lượng kém.

Trà Bạng: gồm lá chè già là chủ yếu, giã nát, hay làm băm nhỏ thành mẩu dài như nhau, 2 mm-1cm, màu xanh đen và hơi đỏ. Lá chè không chế biến, hình như chỉ sấy đơn giản bằng phơi hong, không có lông tuyết.

Trà mạn Hà Giang ( chè bánh, chè chi ): chè truyền thống vùng chè cổ miền núi phía Bắc Việt nam, nguyên liệu non, một tôm 2,3 lá non,, giống chè Tuyết (Shan), cuống dài, chế biến đơn giản, thủ công. Búp chè hái về, sao nhanh trong chảo gang, rồi vò bằng tay xong, tãi ra phơi nắng đến khô.

Trà ô long: Trước đây được sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc (Phúc Kiến Quảng Đông) và Đài Loan; còn gọi là thanh trà.

Trà đen: chiếm phần trăm lớn nhất trên thị trường buôn bán chè thế giới, theo quy trình công nghệ OTD: chè nguyên liệu tươi→ làm héo→ vò →lên men →sấy khô→ sàng phân loại. Nước chè đen có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ.

Trà xanh (xưa gọi là chè lục): Sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam theo quy trình: chè nguyên liệu tươi → diệt men → làm nguội → vò →sấy khô→ sàng phân loại thành phẩm. Nước xanh vàng, tươi sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm.

Có thể xem thêm các link bên dưới:

https://vi.wikipedia.org

http://chelangson.com

http://www.nguoiduatin.vn

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Lá bạc hà Lá bạc hà là gì? Lá bạc hà là một bộ phận của cây bạc hà, còn gọi húng bác hà, bạc hà nam.... Lá [?] Lá bưởi Lá bưởi là một bộ phận trên cây bưởi, có gân hình mạng, lá hình trứng, dài 11–12cm, rộng 4,5-5,5cm, hai đầu tù, nguyên, [?] Lá cẩm Lá cẩm (danh pháp hai phần: Peristrophe roxburghiana, tiếng Anh: magenta plant) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), phân bố tại vùng [?] Lá chanh Lá chanh là một bộ phận trên cây chanh, về đặc điểm lá chanh hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Tác dụng Lá [?]