Wiki

Lạp xưởng là gì?

Fri, 04 Sep 2015 17:03:14 GMT

Lạp xưởng, còn gọi là lạp xường là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ heo (lợn) xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột heo (lợn) khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng phơi là "lạp xưởng khô", còn không phơi là "lạp xưởng tươi". Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt. Có thể bảo quản lâu.

Ở Trung Quốc, lạp xưởng của Quảng Đông và Tứ Xuyên rất có tiếng. Ở Việt Nam có lạp xưởng Sóc Trăng và Cần Giuộc (Long An).

Hiện tại, Lạp Xưởng tại Việt Nam được sản xuất nhiều nhất tại Sóc Trăng và gần như trở thành bộ đôi đặc sản đi chung cùng bánh Pía.

Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng (100gr) Gr Kcal
Năng lượng   585
Nước 18.6  
Protein 20.8 83.2
Chất béo 55 495
Carbonhydrate 1.7 6.8
Chất xơ 0  

Tác dụng & tác dụng phụ

Lạp xưởng là một món ăn không thể thiếu không những vì có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon mà thời gian bảo quản tương đối dài và dễ chế biến.

Theo PGS.TS Hà Văn Thuyết, Viện công nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, lạp xưởng là món ăn đặc trưng chứa nitrit. Nitrit là một loại muối vừa có tác dụng bảo quản vì có khả năng diệt khuẩn cao, vừa giúp giữ màu sắc.

Theo các chuyên gia, hiện nước ta đã kiểm soát hàm lượng nitrit có trong lạp xưởng. Tuy nhiên, đối với người ăn cần hạn chế được nhiều càng tốt. Một cách để phòng tránh khi ăn các loại thực phẩm chứa nitrit là ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C như cam, chanh, rau xanh... Bởi vitamin C đối kháng với nitrosamine từ đó làm giảm khả năng gây ung thư.

Cách dùng

Đây là món ăn mà hầu hết người Việt nào cũng biết đến ngoài cách dùng như một món ăn thông thường sau khi được hấp, nướng hoặc chiên, lạp xưởng còn được dùng như một nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn khác.

* Đặc biệt trong dịp tết cổ truyền của người Việt.

Phân loại

Có nhiều loại lạp xưởng khác nhau, tùy theo công thức và nguyên liệu chế biến mà người ta chia chúng làm nhiều loại với các tên gọi khác nhau. Dựa vào công thức lạp xưởng có thể chia thành lạp xưởng thịt và lạp xưởng gan. Đặc biệt lạp xưởng gan gà chứa gan gà hoặc gan gà liên kết với gan heo. Tuy nhiên, phương pháp chế biến tương tự và công thức gia vị gần giống nhau.

Hiện nay, phần lớn lạp xưởng trên thị trường đa số làm từ thịt heo. Ngoài ra, lạp xưởng còn làm từ các nguyên liệu khác như: Thịt bò, tôm, gan gà, gan heo, …. Cũng là những loại nguyên liệu có thể sản xuất ra lạp xưởng có giá trị dinh dưỡng cao và mùi vị thơm

ngon đặc trưng.

Có thể tham khảo các link bên dưới:

https://vi.wikipedia.org

text.123doc.org

 

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Lá bạc hà Lá bạc hà là gì? Lá bạc hà là một bộ phận của cây bạc hà, còn gọi húng bác hà, bạc hà nam.... Lá [?] Lá bưởi Lá bưởi là một bộ phận trên cây bưởi, có gân hình mạng, lá hình trứng, dài 11–12cm, rộng 4,5-5,5cm, hai đầu tù, nguyên, [?] Lá cẩm Lá cẩm (danh pháp hai phần: Peristrophe roxburghiana, tiếng Anh: magenta plant) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), phân bố tại vùng [?] Lá chanh Lá chanh là một bộ phận trên cây chanh, về đặc điểm lá chanh hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Tác dụng Lá [?]