Wiki

Me là gì?

Wed, 09 Sep 2015 13:43:40 GMT

Me (tiếng Ả Rập تمر هندي tamr hindī - nghĩa là chà là Ấn Độ), danh pháp hai phần: Tamarindus indica, là một loại cây nhiệt đới, có nguồn gốc ở miền đông châu Phi, nhưng hiện nay được trồng nhiều hơn ở khu vực nhiệt đới của châu Á cũng như châu Mỹ Latinh. Quả của nó ăn được.

Là loại cây thân gỗ, nó có thể cao tới 20 mét và là cây thường xanh trong những khu vực không có mùa khô. Quả là loại quả đậu màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt có vỏ cứng. Hạt có thể có đường rạch đôi để tăng cường khả năng nảy mầm.

Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng (100gr) Gr Kcal
Năng lượng   239
Chất béo 0.6 5.4
Carbonhydrate   228
Protein 2.8 11.2
Chất xơ 5  

Tác dụng

Cùi thịt, lá và vỏ thân cây me đều có tác dụng trong y học. Như tại Philippines, lá được dùng để giảm sốt rét.

Do các tính chất y học của me nên được dùng trong y học Ayurveda để điều trị một số bệnh liên quan đến dạ dày hay đường tiêu hóa nói chung:

- Tiêu hóa: Bột trái me chín có tác dụng trong điều trị nôn mửa, đầy hơi và khó tiêu. Người ta có thể pha bột me trong nước để uống, có tác dụng chữa chứng mất cảm giác ngon miệng và kén ăn.

- Tăng cường khả năng miễn dịch: Do giàu vitamin C nên me giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, hạn chết các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.

- Chữa cảm lạnh: Bột va thịt me có thể làm món súp nóng dùng để trị bệnh cảm lạnh theo như cách chữa bệnh cổ truyền của người Ấn Độ.

- Chữa Sốt: Bột me khô rất hữu ích trong việc trị sốt.

- Chữa đau họng: Súc miệng nước me hàng ngày có thể giảm đau rát họng.

- Chữa suy nhược

Me đối với người Việt

Vì me có thân gỗ rất bền bỉ nên thân cây me già thường được người Việt cưa ra làm thớt.

Me được dùng ở Việt Nam đa số là để:

- Trái me đôi khi cả lá me non được dùng nấu canh chua, vị chua của me thơm và tốt hơn là dùng dấm.

- Trái me chín được dầm ra pha với nước chấm tạo hương vị đặc biệt. Nước mắm me được người dân miền Nam sử dụng để chấm với các loại khô nướng nhất là khô cá khoai rất độc đáo.

- Me ngày nay còn được cho vào các thức ăn nhanh đóng gói dạng "mì ăn liền" nhưng chất lượng và mùi hương đã giảm đi nhiều.

- Mứt me cũng được nhiều người yêu chuộng trong ngày tết.

- Me trái lớn, còn sống được ngâm cho mềm với nước cam thảo rồi rút bỏ hột, ăn với muối hay với mắm ruốc có ớt rất ngon. Loại này thường được bán rong ở các trường học trong miền Nam. Tuy nhiên, một số người bán xử lý không kỹ dễ nhiễm bẩn có thể gây tiêu chảy.

- Me chín bỏ hột ngào đường dùng để ăn hay chan lên bánh tráng nướng.

- Trái me non, hột chưa phát triển thân dẹp, được dầm ra, ăn với nước mắm, đường, ớt hay đôi khi dầm thêm vào với dái mít rất ngon.

- Sau này có giống me Thái, vỏ giòn, dễ bóc, ăn ngọt không có vị chua.

Cách dùng

Me được biết đến như là gia vị không thể thiếu khi chế biến các món canh chua. Có thể sử dụng me ăn như một loại quả tươi ngon, hoặc làm mứt, siro, tương ớt, dưa, làm bánh kẹo đều được.

Có thể tham khảo thêm các link bên dưới:

https://vi.wikipedia.org

http://blog.tamtay.vn

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Mã thầy (Củ năng) Mạch môn Mạch môn, mạch môn đông, mạch đông, tóc tiên, cỏ lan, lan tiên (danh pháp hai phần: Ophiopogon japonicas là một loài thực vật trong Chi Mạch môn [?] Mạch nha Mạch nha (kẹo mạch nha, đường mạch nha) là tên gọi dùng để chỉ loại mật dẻo được sản xuất từ ngũ cốc hay mạch nha (lúa mạch, đại mạch, hột lúa mạch mì đã có mầm, [?] Mắm bò hóc Mắm Bò Hóc, prahok hay pro hoc là tên một loại mắm làm từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt, do người Khmer ở Campuchia cũng như người Khmer ở Nam Bộ Việt Nam [?]