Wiki

Mì tôm là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Mì tôm (tên gọi quen thuộc là mì ăn liền, mì cua, mì gói) là món mì khô chiên trước với dầu cọ, thường ăn sau khi dội nước sôi lên 3-5 phút. Nó còn được gọi mì gói hay mì cốc hoặc mì ly, tùy cách đựng mì. Gói mì ăn liền thường có một gói gia vị nhỏ, thường bao gồm bột ngọt, nhưng cũng có loại không có bột ngọt. Có thể ăn sống sản phẩm này, tại vì mì đã được chiên; thường phải bẻ mì trước khi ngâm nước. Nếu dội nước nguội, cần phải hâm nó lên 3 phút trong lò vi ba.

Nguồn gốc

Mì ăn liền bắt nguồn từ các loại mì ramen Nhật ăn ngay, và nó giữ tên đó ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, khi nó càng được phổ biến ở châu Á, bắt đầu có nhiều loại mì ăn liền do các loại canh khách nhau ở châu Á, như là phở và bún. Andō Momofuku, người thành lập Công ty Thực phẩm Nissin, được coi là "cha đẻ" của mì ăn liền.

Mì ăn liền có xuất xứ là phiên bản ăn liền của món ramen của Nhật. Khi mì ăn liền trở nên phổ biến khắp châu Á, nhiều thể loại mì ăn liền khác xuất hiện từ những thức ăn ở các vùng địa phương như phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền...

Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng (100gr) Gr Kcal
Năng lượng   435
Nước 14  
Protein 9.7 38.8
Chất béo 19.5 175.5
Carbonhydrate 55.1 220.4
Chất xơ 0.5  

Tác dụng và tác dụng phụ

Mì ăn liền và những sản phẩm tương tự thường bị chỉ trích là thức ăn không tốt cho sức khỏe. Một số tác hại của mì ăn liền có thể kể đến: Thiếu dinh dưỡng, bệnh tim mạch, hư thận, hại xương, ung thư, dị ứng.

Một suất mì ăn liền có rất nhiều cácbohydrat nhưng ít chất xơ, vitamin và khoáng chất, chính vì vậy nếu dùng nhiều mì ăn liền sẽ dẫn đến nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột. Mì thường được rán (chiên) trong quá trình sản xuất nên có lượng chất béo bão hòa lớn. Ngoài ra, gia vị của mì thường chứa mì chính và một lượng lớn muối không tốt cho sức khỏe.

Cách ăn mì tôm đúng

Thông thường trên nhãn của các loại mì ăn liền thường có hướng dẫn sử dụng chung là đổ các gói gia vị và nước sôi vào mì rồi chờ cho mì chín 3 đến 5 phút là ăn được. Hay nhiều người nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 đến 5 phút. Tuy nhiên, cả 2 cách chế biến trên đều gây hậu quả không tốt cho sức khỏe con người, vì:

Thứ nhất, khi nấu sôi các gia vị của mì ăn liền (mà thành phần chính của chúng là bột ngọt (Monosodium glutamate)) thì nước sôi sẽ làm biến đổi cấu trúc phân tử của bột ngọt và biến chúng thành chất độc.

Thứ hai, phủ bên ngoài những sợi mì là lớp sáp dầu, và theo các thí nghiệm khoa học đã chứng minh lớp sáp này cần phải trải qua từ 4-5 lần nấu mới loại bỏ hết được; vì thế với cách sử dụng mì ăn liền theo truyền thống thì rất dễ gây chứng khó tiêu, làm cản trở hoạt động tiêu hóa.

Vì thế, có thể tham khảo cách sử dụng mì ăn liền sau để đảm bảo sức khỏe:

1. Luộc mì trong nồi nước sôi.

2. Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi.

3. Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa.

4. Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào.

5. Bổ sung thêm rau củ và các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác (xúc xích, giò lụa, nấm,...).

Phân loại và thương hiệu

Do có nhiều loại mì, phở, miến, bánh đa sợi truyền thống nên các loại mì ăn liền ở Việt Nam khá đa dạng. Một số loại như phở ăn liền, miến đậu xanh ăn liền, bún ăn liền, hủ tiếu, bánh đa cua ăn liền, nui ăn liền đều đã có mặt trên thị trường. Mì ăn liền có thể dùng với trứng gà, bỏ vào lẩu là những cách ăn phổ biến ở Việt Nam.

Mì ăn liền có thể bổ sung thành phần đậu xanh, khoai tây, trà xanh hoặc các dưỡng chất khác như canxi, chất xơ, Omega 3, các vitamin khác... Tuy nhiên, nó chỉ có tính tăng cường, giàu dưỡng chất tùy theo mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bản chất các sản phẩm này chưa phải là thực phẩm chức năng/dược phẩm.

Có thể tham khảo thêm link bên dưới:

https://vi.wikipedia.org

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Mã thầy (Củ năng) Mạch môn Mạch môn, mạch môn đông, mạch đông, tóc tiên, cỏ lan, lan tiên (danh pháp hai phần: Ophiopogon japonicas là một loài thực vật trong Chi Mạch [?] Mạch nha Mạch nha (kẹo mạch nha, đường mạch nha) là tên gọi dùng để chỉ loại mật dẻo được sản xuất từ ngũ cốc hay mạch nha (lúa mạch, đại mạch, hột lúa mạch mì đã có [?] Mắm bò hóc Mắm Bò Hóc, prahok hay pro hoc là tên một loại mắm làm từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt, do người Khmer ở Campuchia cũng như người Khmer ở Nam Bộ Việt [?]