Wiki

Măng cụt là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Măng cụt (danh pháp hai phần: Garcinia mangostana), là một loài cây thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Nó cũng là loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á. Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt có mùi thơm thu hút.

Nguồn gốc

Cây măng cụt có nguồn gốc Mã Lai, Nam Dương, từ Malacca qua Moluku, ngày nay bắt gặp khắp Đông Nam Á, Ấn Độ, Myanma cũng như ở Sri Lanka, Philippines, được các nhà truyến giáo đạo Gia tô di thực vào miền Nam Việt Nam, rồi trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Gia Định, Thủ Dầu Một của Việt Nam. Ở đây do khí hậu cũng nóng ấm nên cây dễ mọc. Vì vậy cây không tiến được lên miền Bắc lạnh hơn, xa nhất chỉ đến Huế.

Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng (100gr) Gr Kcal
Năng lượng   63
Chất béo 0.4 3.6
Carbonhydrate 10.5 42
Chất xơ 5.1  
Protein 0.5 2

Tác dụng và tác dụng phụ

Tác dụng

Có nhiều bài thuốc hay từ quả măng cụt như: giúp tinh thần phấn chấn, giảm cholesterol, chữa các bệnh ngoài da hay tiêu chảy… Măng cụt không những là loại quả dễ ăn mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Các kháng thể Xanthones trong măng cụt có thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, chị em cũng không lo tăng cân.

Tác dụng phụ

- Gây dị ứng: Việc ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số phản ứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, mẩn đỏ da, sưng, ngứa và phát ban ở những người quá nhạy cảm.

- Nhiễm acid lactic: Việc sử dụng măng cụt hàng ngày kéo dài trong vòng 12 tháng có thể gây nhiễm axít lactic nặng. Tình trạng này xảy ra do axít lactic tích tụ bất thường trong máu.

- Cản trở quá trình điều trị bệnh: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của liệu pháp xạ trị cũng như thuốc hóa trị.

- Can thiệp quá trình đông máu: Ăn măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng tự nhiên để ngăn chặn chảy máu, do hợp chất xanthone gây cản trở quá trình đông máu diễn ra bình thường. Nó cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa.

- Táo bón và tiêu chảy: Một nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều hơn 30g măng cụt có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy tạm thời.

- Đa hồng cầu: Đa hồng cầu là một rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến tăng số lượng hồng cầu trong máu. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh này nên tránh sử dụng măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng của hồng cầu.

- Gây độc thần kinh: Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng liều cao xanthone trong măng cụt có thể độc hại và gây ức chế hệ thần kinh trung ương.

- Không tốt cho thai phụ và phụ nữ cho con bú: Trái cây này không phải là một lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cũng như trẻ sơ sinh.

- Tác dụng phụ khác: Tác dụng phụ khác của măng cụt bao gồm mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, giấc ngủ bị gián đoạn, buồn nôn liên tục, khó thở, choáng váng ánh sáng và chóng mặt.

Cách dùng

Măng cụt chủ yếu được sử dụng như một loại trái cây tráng miệng hoặc để làm mứt.

Có thể tham khảo thêm các link bên dưới:

https://vi.wikipedia.org

http://www.vaas.org.vn

http://songkhoe.vn

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Mã thầy (Củ năng) Mạch môn Mạch môn, mạch môn đông, mạch đông, tóc tiên, cỏ lan, lan tiên (danh pháp hai phần: Ophiopogon japonicas là một loài thực vật trong Chi Mạch [?] Mạch nha Mạch nha (kẹo mạch nha, đường mạch nha) là tên gọi dùng để chỉ loại mật dẻo được sản xuất từ ngũ cốc hay mạch nha (lúa mạch, đại mạch, hột lúa mạch mì đã có [?] Mắm bò hóc Mắm Bò Hóc, prahok hay pro hoc là tên một loại mắm làm từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt, do người Khmer ở Campuchia cũng như người Khmer ở Nam Bộ Việt [?]