Wiki

Mủ trôm là gì?

Tue, 22 Jan 2019 15:23:37 GMT

Mủ trôm hay còn gọi là nhựa trôm, là dịch tiết ra từ cây trôm. Nhựa trôm là một hợp chất polysaccharide cao phân tử, khi thủy phân sẽ cho ra các đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin. Nhựa trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Mủ trôm có màu trắng, dạng thạch đặc, vón thành từng cục như sương sa.

Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng (100gr) Mg
Ca 101.06
Zn 0.29
Na 5.27
K 297.01

Tác dụng

Mủ trôm được sử dụng làm thức uống giải khát, giải độc và chống táo bón do có thần phần chất xơ cao có khả năng trương nở lên gấp từ tám đến mười lần trong nước và kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân và nhu động ruột. Ngoài ra, mủ trôm góp phần cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường. Ngoài ra, mủ trôm có thể làm keo dính dùng dán đế giày, cây gỗ, tranh dán. Làm keo công nghệ y dược, viên nang thuốc tây.

Người Việt Nam thường sử dụng mủ trôm, mủ gòn đơn độc hoặc kết hợp với một số thực vật khác như hột é, lười ươi để pha chế thức uống có tác dụng làm mát, giải độc cơ thể.

Cẩn trọng

Không sử dụng mủ trôm trong các trường hợp:

- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

- Người có khối u trong ruột.

- Người đang uống thuốc chữa bệnh. Vì nhựa trôm có độ nhớt cao nên sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu

Pha chế

Mủ trôm có thể ăn chung với nước đường cùng các loại sâm khác, nấu chè, nấu thức uống rất đa dạng

Tính chất

Tại Việt Nam, mủ trôm được sử dụng cho mục đích giải khát như một thức uống có vị thuốc. Ngoài ra, nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.

Cách sử dụng

Mủ trôm sau khi khai thác ở thân cây trôm về, phơi khô để bảo quản được lâu hơn. Nên chọn loại có màu trang thì có chất lượng tốt hơn. Mủ trôm được phơi khô, khi dùng thì ngâm vào nước ấm, chờ mủ trôm nở ra thì pha thêm với nước lọc hòa thêm đường để uống. Người bị bệnh tiều đường không nên uống có đường để hạn chế tình trạng nặng thêm của bệnh.

Mủ trôm đối với làn da: Ngâm mủ trôm cho nở hoàn tòa, sau đó nghiền nhuyễn và đắp lên mặt. Đến khi mủ trôm khô thì bóc ra và rửa sạch với nước sẽ cho bạn làn da mịn màng, se khít lỗ chân lông, trắng tự nhiên.

Có thể tham khảo thêm các link bên dưới:

https://vi.wikipedia.org

http://nhomdinhduong.vn

Xem nội dung đầy đủ

Gợi ý các từ liên quan

Mã thầy (Củ năng) Mạch môn Mạch môn, mạch môn đông, mạch đông, tóc tiên, cỏ lan, lan tiên (danh pháp hai phần: Ophiopogon japonicas là một loài thực vật trong Chi Mạch [?] Mạch nha Mạch nha (kẹo mạch nha, đường mạch nha) là tên gọi dùng để chỉ loại mật dẻo được sản xuất từ ngũ cốc hay mạch nha (lúa mạch, đại mạch, hột lúa mạch mì đã có [?] Mắm bò hóc Mắm Bò Hóc, prahok hay pro hoc là tên một loại mắm làm từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt, do người Khmer ở Campuchia cũng như người Khmer ở Nam Bộ Việt [?]